TAND TP HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn” giữa ông Nguyễn Đức An (nguyên đơn, 61 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bà Phạm Thị Ngọc Thúy (bị đơn, 43 tuổi, tức siêu mẫu Ngọc Thúy). Theo hồ sơ vụ kiện, năm 2006, ông Đức An kết hôn với bà Thúy tại Mỹ. Ông An mang quốc tịch Mỹ nên nhờ vợ đứng tên sở hữu 39 loại tài sản mà ông mua tại Việt Nam (gồm cổ phiếu, xe hơi, căn hộ, lô đất, biệt thự tại các dự án lớn ở TP HCM và Bình Thuận…)Tháng 3/2008, Tòa thượng thẩm bang California giải quyết ly hôn giữa ông An và bà Thúy, quyết định số tài sản đang thuộc quyền sở hữu của bà Thúy phải được thu hồi, trả lại cho ông An vì được mua bằng tiền riêng của ông An. Phía bà Thúy không chịu trả các tài sản liên quan nên vào năm 2010, ông Đức An làm đơn khởi kiện nộp TAND TP HCM, yêu cầu bà Thúy trả lại 39 tài sản nêu trên. Quá trình tòa án thụ lý, ông An thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện, rút yêu cầu buộc Ngọc Thúy trả 5 căn biệt thự ở Bình Thuận (do số tài sản này đã bị chuyển nhượng cho người khác), 7 chiếc ô tô và 1 xe máy.Đồng thời ông An bổ sung yêu cầu khởi kiện, buộc bà Thúy trả lại hơn 422 triệu đồng và 447.000 USD trong 3 tài khoản ngân hàng do bà Thúy đứng tên và 67,8 tỷ đồng là tiền bà Thúy thu được từ việc cho thuê 9 căn hộ cao cấp tại trung quận 1 (TP HCM) trong nhiều năm qua. Số tiền này ông An đề nghị HĐXX tuyên chuyển vào tài khoản của con chung của hai người. Tại tòa, bà Thúy phản tố yêu cầu chia số tiền 78 tỷ đồng, buộc ông An chia đôi giá trị 5 căn biệt thự tại Bình Thuận trị giá 11 tỷ do đây là tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân và bà Thúy đã giao cho nguyên đơn quản lý. Bà Thúy cũng đề nghị HĐXX xác định căn hộ tại quận 7 là tài sản riêng của bà Thúy. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều ngày.Vụ ly hôn đình đám nhất phải kể đến vợ chồng chủ tập đoàn Trung Nguyên diễn ra từ năm 2015, đến năm 2019, các bên mới đưa ra tòa án giải quyết. Sau nhiều lần xét xử qua các cấp tòa, đến tháng 3/2021, HĐTP TANDTC đã ra quyết định giám đốc thẩm cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn. Về chia tài sản chung: tổng tài sản của bà Thảo với ông Vũ giải quyết chia giá trị hơn 7.900 tỷ đồng (làm tròn). Trong đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia tổng số tài sản trị giá hơn 3.245 tỷ đồng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được chia tổng số tài sản trị giá hơn 4.687 tỉ đồng. Bà Thảo được chia tài sản ít hơn chồng khoảng 20% (1.441 tỷ đồng). Trước đó, vụ ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy cũng gây xôn xao dư luận. Bà Thủy là Phó Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời là con gái ông chủ Tập đoàn Bảo Sơn - Nguyễn Trường Sơn. Vụ ly hôn của vợ chồng bà năm 2011 được dư luận hết sức quan tâm bởi khối tài sản tranh chấp lên tới khoảng 500 triệu USD (10.000 tỷ đồng). Cuối năm 2010, sau đề nghị của 2 bên, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội đã có quyết định cho ly hôn. Tuy nhiên, tại quyết định này, về tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được quyết định phân chia. Do đó, ông Bùi Đức Minh đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Theo ông Minh, vợ chồng ông có tài sản tại Công ty CP Tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác do Công ty này làm Chủ sở hữu. Các tài sản ấy xác lập trong thời kỳ hôn nhân, phần lớn là cổ phần mang tên cổ đông Nguyễn Thanh Thủy. Tài sản lớn nhất trong vụ tranh chấp trên chính là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh - Hoài Đức, đứng tên bà Nguyễn Thanh Thủy - Tổng giám đốc công ty TNHH giải trí Thiên đường Bảo Sơn, chủ đầu tư dự án rộng 34 ha. Vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm Sao và bà Phạm Thị Hương Giang - Phó giám đốc Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương là vụ ly hôn giữ nhiều "kỷ lục" nhất thời điểm đó: Khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, thời gian từ khi thụ lý đến khi mở phiên tòa gần 4 năm, số lượng luật sư tham gia hùng hậu (gồm 8 luật sư thuộc các đoàn luật sư Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng). Về tài sản chung, ông Mười và bà Giang sở hữu khối tài sản 2.000 tỷ đồng bao gồm: 1 xe hơi Camry, biệt thự ở TP HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều nhà đất khác, vốn đầu tư trong các công ty: CP Tập đoàn quốc tế Năm Sao (85 tỷ đồng), Công ty CP quốc tế Hòn Đảo Việt (8,5 tỷ đồng), Công ty CP đầu tư đô thị Sam My (30 tỷ đồng), Công ty CP vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông (16 tỷ đồng).Vụ ly hôn đình đám và tốn kém nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay là vụ ly hôn của Phó chủ tịch kiêm phó Tổng giám đốc tập đoàn FPT Lê Quang Tiến. Ông Tiến sở hữu 3.709.630 cổ phần của Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Và khi ly hôn, ông đã chuyển cho người vợ là bà Lê Thị Hồng Hải 1.854.815 cổ phần. Thời điểm đó, nếu giao dịch ngay, bà Hải có khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chứng khoán, do nhiều quy định về điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán, bà Hải không thể bán hết số cổ phiếu đó. (Ảnh minh họa)>>> Xem thêm video: Hoa hậu Phương Lê và khối tài sản khủng sau ly hôn chồng đại gia.
TAND TP HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm, xét xử vụ “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản và chia tài sản chung sau ly hôn” giữa ông Nguyễn Đức An (nguyên đơn, 61 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bà Phạm Thị Ngọc Thúy (bị đơn, 43 tuổi, tức siêu mẫu Ngọc Thúy). Theo hồ sơ vụ kiện, năm 2006, ông Đức An kết hôn với bà Thúy tại Mỹ. Ông An mang quốc tịch Mỹ nên nhờ vợ đứng tên sở hữu 39 loại tài sản mà ông mua tại Việt Nam (gồm cổ phiếu, xe hơi, căn hộ, lô đất, biệt thự tại các dự án lớn ở TP HCM và Bình Thuận…)
Tháng 3/2008, Tòa thượng thẩm bang California giải quyết ly hôn giữa ông An và bà Thúy, quyết định số tài sản đang thuộc quyền sở hữu của bà Thúy phải được thu hồi, trả lại cho ông An vì được mua bằng tiền riêng của ông An. Phía bà Thúy không chịu trả các tài sản liên quan nên vào năm 2010, ông Đức An làm đơn khởi kiện nộp TAND TP HCM, yêu cầu bà Thúy trả lại 39 tài sản nêu trên. Quá trình tòa án thụ lý, ông An thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện, rút yêu cầu buộc Ngọc Thúy trả 5 căn biệt thự ở Bình Thuận (do số tài sản này đã bị chuyển nhượng cho người khác), 7 chiếc ô tô và 1 xe máy.
Đồng thời ông An bổ sung yêu cầu khởi kiện, buộc bà Thúy trả lại hơn 422 triệu đồng và 447.000 USD trong 3 tài khoản ngân hàng do bà Thúy đứng tên và 67,8 tỷ đồng là tiền bà Thúy thu được từ việc cho thuê 9 căn hộ cao cấp tại trung quận 1 (TP HCM) trong nhiều năm qua. Số tiền này ông An đề nghị HĐXX tuyên chuyển vào tài khoản của con chung của hai người. Tại tòa, bà Thúy phản tố yêu cầu chia số tiền 78 tỷ đồng, buộc ông An chia đôi giá trị 5 căn biệt thự tại Bình Thuận trị giá 11 tỷ do đây là tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân và bà Thúy đã giao cho nguyên đơn quản lý. Bà Thúy cũng đề nghị HĐXX xác định căn hộ tại quận 7 là tài sản riêng của bà Thúy. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong nhiều ngày.
Vụ ly hôn đình đám nhất phải kể đến vợ chồng chủ tập đoàn Trung Nguyên diễn ra từ năm 2015, đến năm 2019, các bên mới đưa ra tòa án giải quyết. Sau nhiều lần xét xử qua các cấp tòa, đến tháng 3/2021, HĐTP TANDTC đã ra quyết định giám đốc thẩm cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ ly hôn.
Về chia tài sản chung: tổng tài sản của bà Thảo với ông Vũ giải quyết chia giá trị hơn 7.900 tỷ đồng (làm tròn). Trong đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia tổng số tài sản trị giá hơn 3.245 tỷ đồng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được chia tổng số tài sản trị giá hơn 4.687 tỉ đồng. Bà Thảo được chia tài sản ít hơn chồng khoảng 20% (1.441 tỷ đồng).
Trước đó, vụ ly hôn giữa ông Bùi Đức Minh và bà Nguyễn Thanh Thủy cũng gây xôn xao dư luận. Bà Thủy là Phó Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời là con gái ông chủ Tập đoàn Bảo Sơn - Nguyễn Trường Sơn. Vụ ly hôn của vợ chồng bà năm 2011 được dư luận hết sức quan tâm bởi khối tài sản tranh chấp lên tới khoảng 500 triệu USD (10.000 tỷ đồng). Cuối năm 2010, sau đề nghị của 2 bên, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm TP Hà Nội đã có quyết định cho ly hôn. Tuy nhiên, tại quyết định này, về tài sản chung, nhà đất ở, công nợ chung không được quyết định phân chia.
Do đó, ông Bùi Đức Minh đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án, yêu cầu hủy bản án sơ thẩm. Theo ông Minh, vợ chồng ông có tài sản tại Công ty CP Tập đoàn Bảo Sơn và 7 công ty khác do Công ty này làm Chủ sở hữu. Các tài sản ấy xác lập trong thời kỳ hôn nhân, phần lớn là cổ phần mang tên cổ đông Nguyễn Thanh Thủy. Tài sản lớn nhất trong vụ tranh chấp trên chính là toàn bộ quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp An Khánh - Hoài Đức, đứng tên bà Nguyễn Thanh Thủy - Tổng giám đốc công ty TNHH giải trí Thiên đường Bảo Sơn, chủ đầu tư dự án rộng 34 ha.
Vụ ly hôn giữa ông Trần Văn Mười - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn quốc tế Năm Sao và bà Phạm Thị Hương Giang - Phó giám đốc Công ty cổ phần giám định Đại Tây Dương là vụ ly hôn giữ nhiều "kỷ lục" nhất thời điểm đó: Khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng, hàng chục người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, thời gian từ khi thụ lý đến khi mở phiên tòa gần 4 năm, số lượng luật sư tham gia hùng hậu (gồm 8 luật sư thuộc các đoàn luật sư Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng).
Về tài sản chung, ông Mười và bà Giang sở hữu khối tài sản 2.000 tỷ đồng bao gồm: 1 xe hơi Camry, biệt thự ở TP HCM, Vũng Tàu, Hải Phòng và nhiều nhà đất khác, vốn đầu tư trong các công ty: CP Tập đoàn quốc tế Năm Sao (85 tỷ đồng), Công ty CP quốc tế Hòn Đảo Việt (8,5 tỷ đồng), Công ty CP đầu tư đô thị Sam My (30 tỷ đồng), Công ty CP vật tư nông nghiệp Vàm Cỏ Đông (16 tỷ đồng).
Vụ ly hôn đình đám và tốn kém nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay là vụ ly hôn của Phó chủ tịch kiêm phó Tổng giám đốc tập đoàn FPT Lê Quang Tiến. Ông Tiến sở hữu 3.709.630 cổ phần của Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT. Và khi ly hôn, ông đã chuyển cho người vợ là bà Lê Thị Hồng Hải 1.854.815 cổ phần. Thời điểm đó, nếu giao dịch ngay, bà Hải có khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chứng khoán, do nhiều quy định về điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán, bà Hải không thể bán hết số cổ phiếu đó. (Ảnh minh họa)