Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Năm 1833, vua Minh Mạng đã cho lập Hoành Sơn Quan, với mục đích kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại.Năm 2002, tỉnh Quảng Bình xếp hạng Hoành Sơn Quan là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 3 năm sau, tỉnh Hà Tĩnh cũng xếp hạng công trình này là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. Sau đó, cả hai tỉnh đều đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích quốc gia”, nhưng đến nay chưa được chấp thuận.Hoành Sơn Quan có cửa cao 4m, hai bên có tường thành chạy dài 30m, trên cổng là biển bằng đá đề 3 chữ Hán "Hoành Sơn Quan". Phần mái được thiết kế hình vòm ẩn chứa nét cổ kính, trầm mặc…Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và dấu tích của chiến tranh, Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không còn nguyên vẹn, rêu phong phủ kín, nhưng vẫn sừng sững, uy nghiêm.Đứng trên cổng Hoành Sơn Quan trông ra là xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ngược lại, nhìn trở vào là vùng đất thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) với núi non trùng điệp.Hoành Sơn Quan toạ lạc trên đỉnh Đèo Ngang nên được người dân địa phương gọi là "Cổng trời". Nơi đây có không khí mát mẻ, dễ chịu, là địa điểm phù hợp cho việc du xuân dịp Tết.>>> Mời độc giả xem thêm video Ngỡ ngàng vẻ đẹp của ngôi làng nằm chênh vênh bên rìa vực núi sâu:
Hoành Sơn Quan nằm trên đỉnh Đèo Ngang, thuộc ranh giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Năm 1833, vua Minh Mạng đã cho lập Hoành Sơn Quan, với mục đích kiểm soát dân chúng, phòng kẻ gian qua lại.
Năm 2002, tỉnh Quảng Bình xếp hạng Hoành Sơn Quan là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 3 năm sau, tỉnh Hà Tĩnh cũng xếp hạng công trình này là di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. Sau đó, cả hai tỉnh đều đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng “Di tích quốc gia”, nhưng đến nay chưa được chấp thuận.
Hoành Sơn Quan có cửa cao 4m, hai bên có tường thành chạy dài 30m, trên cổng là biển bằng đá đề 3 chữ Hán "Hoành Sơn Quan". Phần mái được thiết kế hình vòm ẩn chứa nét cổ kính, trầm mặc…
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và dấu tích của chiến tranh, Hoành Sơn Quan giờ đây tuy không còn nguyên vẹn, rêu phong phủ kín, nhưng vẫn sừng sững, uy nghiêm.
Đứng trên cổng Hoành Sơn Quan trông ra là xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ngược lại, nhìn trở vào là vùng đất thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) với núi non trùng điệp.
Hoành Sơn Quan toạ lạc trên đỉnh Đèo Ngang nên được người dân địa phương gọi là "Cổng trời". Nơi đây có không khí mát mẻ, dễ chịu, là địa điểm phù hợp cho việc du xuân dịp Tết.
>>> Mời độc giả xem thêm video Ngỡ ngàng vẻ đẹp của ngôi làng nằm chênh vênh bên rìa vực núi sâu: