Phiên chợ sáng Chủ nhật 4/2 ở Bình Liêu là phiên chợ cuối cùng của năm cũ trước khi bước sang năm Giáp Thìn. Bà con ở các thôn, bản về đây không chỉ để mua bán trao đổi nông sản, mua sắm quần áo mới, mà còn gặp gỡ trò chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện ân tình trước thềm năm mới.Chợ phiên tại trung tâm huyện Bình Liêu vẫn thường họp vào Chủ nhật. Chợ có nhiều đặc trưng riêng, mang màu sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ...Sân chính của chợ ngập tràn các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá Tết, từ nông, lâm thổ sản do bà con nuôi trồng, sản xuất cho đến các loại bánh kẹo, đồ gia dụng được mang từ miền xuôiLá dong được bày bán thành dãy trong sân chợ. Đây là một trong những gian hàng đắt khách nhất bởi ai đi chợ cũng muốn chọn những chiếc lá dong đẹp nhất, xanh nhất để gói những chiếc bánh chưng dài truyền thống với các loại nhân khác nhauChị Kiến Thị Hoa (xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên) lên chợ phiên Bình Liêu từ sớm để bày bán trang sức, trang phục của dân tộc Dao Thanh YCác bà, các chị người Sán Chỉ tíu tít quanh gian hàng bán khăn, thử những tấm khăn vấn đầu mới để đón TếtCẩn thận lựa từng tờ giấy đỏ để dán cửa nhà trong những ngày cuối cùng của nămVốn là đặc sản địa phương, miến dong cũng là mặt hàng đặc trưng tại phiên chợ và cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của đồng bào vùng caoCác loại nông lâm sản có giá rất dễ chịu. Quầy hàng của các cô gái Dao Thanh Phán bày bán gừng núi với giá 15- 20.000 đồng/kgNhiều mặt hàng rau, củ quả, gạo nương, mật ong rừng, hồi, quế, lá tắm người Dao, thuốc nam,… phong phú và tiện dụngPhiên chợ cuối năm bán cả niềm vui và những lời chúc tốt lành, không chỉ mua sắm mà còn tận hưởng không khí rộn ràng, chào đón mùa xuân sang với đất trời vùng cao Bình Liêu.
Phiên chợ sáng Chủ nhật 4/2 ở Bình Liêu là phiên chợ cuối cùng của năm cũ trước khi bước sang năm Giáp Thìn. Bà con ở các thôn, bản về đây không chỉ để mua bán trao đổi nông sản, mua sắm quần áo mới, mà còn gặp gỡ trò chuyện, chia sẻ với nhau những câu chuyện ân tình trước thềm năm mới.
Chợ phiên tại trung tâm huyện Bình Liêu vẫn thường họp vào Chủ nhật. Chợ có nhiều đặc trưng riêng, mang màu sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ...
Sân chính của chợ ngập tràn các loại hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá Tết, từ nông, lâm thổ sản do bà con nuôi trồng, sản xuất cho đến các loại bánh kẹo, đồ gia dụng được mang từ miền xuôi
Lá dong được bày bán thành dãy trong sân chợ. Đây là một trong những gian hàng đắt khách nhất bởi ai đi chợ cũng muốn chọn những chiếc lá dong đẹp nhất, xanh nhất để gói những chiếc bánh chưng dài truyền thống với các loại nhân khác nhau
Chị Kiến Thị Hoa (xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên) lên chợ phiên Bình Liêu từ sớm để bày bán trang sức, trang phục của dân tộc Dao Thanh Y
Các bà, các chị người Sán Chỉ tíu tít quanh gian hàng bán khăn, thử những tấm khăn vấn đầu mới để đón Tết
Cẩn thận lựa từng tờ giấy đỏ để dán cửa nhà trong những ngày cuối cùng của năm
Vốn là đặc sản địa phương, miến dong cũng là mặt hàng đặc trưng tại phiên chợ và cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết của đồng bào vùng cao
Các loại nông lâm sản có giá rất dễ chịu. Quầy hàng của các cô gái Dao Thanh Phán bày bán gừng núi với giá 15- 20.000 đồng/kg
Nhiều mặt hàng rau, củ quả, gạo nương, mật ong rừng, hồi, quế, lá tắm người Dao, thuốc nam,… phong phú và tiện dụng
Phiên chợ cuối năm bán cả niềm vui và những lời chúc tốt lành, không chỉ mua sắm mà còn tận hưởng không khí rộn ràng, chào đón mùa xuân sang với đất trời vùng cao Bình Liêu.