Nhiều hộ dân tại thôn Yên Thịnh cho biết, cuộc sống của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi không khí ngày một ô nhiễm.Nhiều khu vực đất canh tác, mương nước tưới tiêu đã không còn sử dụng được cho việc trồng trọt. Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, tại nơi tập kết rác tự phát của thôn Yên Thịnh, có hàng triệu màn hình tivi, linh kiện điện tử chất thành đống, kéo dài hàng trăm mét.Một người dân tại đây cho biết, rác thải điện tử bị chính những hộ kinh doanh bằng việc thu mua tivi, máy giặt, tủ lạnh... quanh khu vực vứt bỏ sau khi đã bóc tách, lấy đi phần linh kiện còn giá trị để bán.Nhiều người cho rằng, tại địa bàn huyện Vĩnh Tường, rác thải điện tử hầu hết đều qua các nguồn thu gom không chính thức, là những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát và được tập kết về để tái chế.Các cơ sở tái chế này đều nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình, hầu hết đều ô nhiễm, không bảo đảm vệ sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và môi trường. Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Đặng Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Bình Dương xác nhận, trên địa bàn xã có tồn tại điểm tập kết tự phát rác thải điện tử độc hại, với diện tích khoảng 300-400 m2.Theo ông Đặng Quốc Việt, rác thải tại khu vực này đa phần là màn hình tivi, máy tính mà hầu hết đều qua các nguồn thu gom không chính thức, là những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát và được tập kết về để tái chế. Ông Việt cho biết: "Chúng tôi cũng đã phát hiện và xử phạt 3 trường hợp. Có 1 trường hợp hộ gia đình nhà ông Nguyễn Văn Đệ, trường hợp này do hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nên chúng tôi xử phạt theo hình thức cảnh cáo phát trên loa tầm 15 ngày về việc đổ trộm rác thải". Ông Việt cho hay: "Tình trạng này đã diễn ra từ khoảng 3 năm nay, sau khi các đơn vị thu mua không còn thu mua màn hình tivi, thì một số trường hợp người dân trong và ngoài địa bàn xã đã đổ trực tiếp loại rác thải này xuống khu vực tập kết tự phát".Cũng theo ông Việt, chính quyền xã đã nhiều lần tuyên truyền về tác hại của chất thải rắn, đặc biệt là sự nguy hại cho sức khỏe người dân và tác động tiêu cực đến môi trường đối với chất thủy ngân có trong đèn hình tivi."Người dân chủ yếu là lao động nghèo, tích góp từng lõi đồng bán để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Số tiền kiếm được từ việc này không được bao nhiêu nhưng để lại hệ lụy, khiến môi trường bị ô nhiễmVề khắc phục hậu quả, theo ông Việt hiện UBND xã có văn bản báo cáo đề nghị UBND huyện hướng dẫn và có giải pháp để khắc phục hậu quả. Chúng tôi cũng đang liên hệ với một vài công ty môi trường để di chuyển hết chỗ rác điện tử đó đi nơi khác" - Ông Việt nói. Theo Tiến sĩ Phùng Đắc, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực môi trường và xây dựng cho biết, rác thải từ ngành công nghệ cao có chứa nhiều kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ khó có thể nhận biết, có nguy cơ gây nên các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và thần kinh...Mời quý vị và độc giả xem clip: Rác thải điện tử độc hại bủa vây ruộng đồng tại Vĩnh Phúc.
Nhiều hộ dân tại thôn Yên Thịnh cho biết, cuộc sống của họ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi không khí ngày một ô nhiễm.
Nhiều khu vực đất canh tác, mương nước tưới tiêu đã không còn sử dụng được cho việc trồng trọt.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, tại nơi tập kết rác tự phát của thôn Yên Thịnh, có hàng triệu màn hình tivi, linh kiện điện tử chất thành đống, kéo dài hàng trăm mét.
Một người dân tại đây cho biết, rác thải điện tử bị chính những hộ kinh doanh bằng việc thu mua tivi, máy giặt, tủ lạnh... quanh khu vực vứt bỏ sau khi đã bóc tách, lấy đi phần linh kiện còn giá trị để bán.
Nhiều người cho rằng, tại địa bàn huyện Vĩnh Tường, rác thải điện tử hầu hết đều qua các nguồn thu gom không chính thức, là những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát và được tập kết về để tái chế.
Các cơ sở tái chế này đều nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình, hầu hết đều ô nhiễm, không bảo đảm vệ sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và môi trường.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Đặng Quốc Việt, Chủ tịch UBND xã Bình Dương xác nhận, trên địa bàn xã có tồn tại điểm tập kết tự phát rác thải điện tử độc hại, với diện tích khoảng 300-400 m2.
Theo ông Đặng Quốc Việt, rác thải tại khu vực này đa phần là màn hình tivi, máy tính mà hầu hết đều qua các nguồn thu gom không chính thức, là những người thu mua đồng nát, cơ sở thu gom tự phát và được tập kết về để tái chế.
Ông Việt cho biết: "Chúng tôi cũng đã phát hiện và xử phạt 3 trường hợp. Có 1 trường hợp hộ gia đình nhà ông Nguyễn Văn Đệ, trường hợp này do hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn nên chúng tôi xử phạt theo hình thức cảnh cáo phát trên loa tầm 15 ngày về việc đổ trộm rác thải".
Ông Việt cho hay: "Tình trạng này đã diễn ra từ khoảng 3 năm nay, sau khi các đơn vị thu mua không còn thu mua màn hình tivi, thì một số trường hợp người dân trong và ngoài địa bàn xã đã đổ trực tiếp loại rác thải này xuống khu vực tập kết tự phát".
Cũng theo ông Việt, chính quyền xã đã nhiều lần tuyên truyền về tác hại của chất thải rắn, đặc biệt là sự nguy hại cho sức khỏe người dân và tác động tiêu cực đến môi trường đối với chất thủy ngân có trong đèn hình tivi.
"Người dân chủ yếu là lao động nghèo, tích góp từng lõi đồng bán để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Số tiền kiếm được từ việc này không được bao nhiêu nhưng để lại hệ lụy, khiến môi trường bị ô nhiễm
Về khắc phục hậu quả, theo ông Việt hiện UBND xã có văn bản báo cáo đề nghị UBND huyện hướng dẫn và có giải pháp để khắc phục hậu quả. Chúng tôi cũng đang liên hệ với một vài công ty môi trường để di chuyển hết chỗ rác điện tử đó đi nơi khác" - Ông Việt nói.
Theo Tiến sĩ Phùng Đắc, chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực môi trường và xây dựng cho biết, rác thải từ ngành công nghệ cao có chứa nhiều kim loại nặng, kim loại quý, các chất hữu cơ cao phân tử khác… trong đó có chứa nhiều chất độc hại gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chất độc có trong đồ điện tử cũ khi bị phát tán ra môi trường sẽ khó có thể nhận biết, có nguy cơ gây nên các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và thần kinh...
Mời quý vị và độc giả xem clip: Rác thải điện tử độc hại bủa vây ruộng đồng tại Vĩnh Phúc.