Ngày 20/4, vào giờ ra chơi, 16 học sinh lớp 2 Trường tiểu học Quế Hiệp, huyện Quế Sơn có mua kem ống trước cổng trường ăn. Sau đó, các học sinh này có triệu chứng mệt mỏi, nôn mửa và được thầy cô giáo đưa đến Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn thăm khám, điều trị. UBND huyện Quế Sơn đã chỉ đạo cơ quan công an phối hợp lực lượng chức năng vào cuộc điều tra, lấy mẫu kem gửi đi kiểm nghiệm để làm rõ nguyên nhân vụ việc.Ngày 30/3, phụ huynh, giáo viên Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) tổ chức cho các em học sinh uống trà sữa, ăn trái cây lắc. Các món ăn, nước uống này do phụ huynh học sinh tự chế biến tại nhà. Sau khi ăn khoảng 15 phút, 18 em xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm phải đưa đến bệnh viện điều trị.Trước đó, ngày 10/3, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhân ngộ độc thức ăn từ Trung tâm y tế huyện Phước Sơn chuyển đến. Các bệnh nhân này đều ăn cá chép muối ủ chua, sau ăn thì có triệu chứng nôn mửa nhiều, đau bụng. Các bệnh nhân đều được chẩn đoán ngộ độc Botulinum.Chiều 17/3, Bệnh viện này tiếp tục nhận điều trị 5 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 ca cùng một gia đình. Cả 5 bệnh nhân đều ở vùng dịch tễ có chùm ca bệnh nghi ngộ độc Botulinum và đều ăn cá chép ủ chua do gia đình tự làm.Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử các chuyên gia hàng đầu về chống độc và hồi sức trực tiếp mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum còn lại (hiện thuốc này rất hiếm) lên đường ra Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam hỗ trợ điều trị.Thuốc giải độc Botulinum rất hiếm, mỗi lọ có giá gần 200 triệu đồng, 3 bệnh nhân nặng sau khi được truyền thuốc giải độc này đã có diễn biến tích cực.Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã để lại cho Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam 2 liều thuốc giải độc Botulinum để phòng ngừa xảy ra trường hợp tương tự.Tiếp đó, vào trưa 28/3, 2 bệnh nhân là H.T.Đ. (13 tuổi, trú xã Phước Chánh) và Y Ng. (47 tuổi, trú xã Phước Xuân) nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, với triệu chứng nôn mửa, chóng mặt. Theo thông tin từ người nhà các bệnh nhân, sau khi ăn cá muối ủ chua thì cả hai xuất hiện tình trạng trên.Ngày 29/3, đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam đã tiến hành truy vết và lấy mẫu cá ủ chua nhằm điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc (Nguồn: Kienthucnet)
Ngày 20/4, vào giờ ra chơi, 16 học sinh lớp 2 Trường tiểu học Quế Hiệp, huyện Quế Sơn có mua kem ống trước cổng trường ăn. Sau đó, các học sinh này có triệu chứng mệt mỏi, nôn mửa và được thầy cô giáo đưa đến Trung tâm Y tế huyện Quế Sơn thăm khám, điều trị. UBND huyện Quế Sơn đã chỉ đạo cơ quan công an phối hợp lực lượng chức năng vào cuộc điều tra, lấy mẫu kem gửi đi kiểm nghiệm để làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Ngày 30/3, phụ huynh, giáo viên Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn) tổ chức cho các em học sinh uống trà sữa, ăn trái cây lắc. Các món ăn, nước uống này do phụ huynh học sinh tự chế biến tại nhà. Sau khi ăn khoảng 15 phút, 18 em xuất hiện triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm phải đưa đến bệnh viện điều trị.
Trước đó, ngày 10/3, Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam tiếp nhận điều trị 4 bệnh nhân ngộ độc thức ăn từ Trung tâm y tế huyện Phước Sơn chuyển đến. Các bệnh nhân này đều ăn cá chép muối ủ chua, sau ăn thì có triệu chứng nôn mửa nhiều, đau bụng. Các bệnh nhân đều được chẩn đoán ngộ độc Botulinum.
Chiều 17/3, Bệnh viện này tiếp tục nhận điều trị 5 ca ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 ca cùng một gia đình. Cả 5 bệnh nhân đều ở vùng dịch tễ có chùm ca bệnh nghi ngộ độc Botulinum và đều ăn cá chép ủ chua do gia đình tự làm.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử các chuyên gia hàng đầu về chống độc và hồi sức trực tiếp mang 5 lọ thuốc giải độc Botulinum còn lại (hiện thuốc này rất hiếm) lên đường ra Bệnh viện Đa khoa Khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam hỗ trợ điều trị.
Thuốc giải độc Botulinum rất hiếm, mỗi lọ có giá gần 200 triệu đồng, 3 bệnh nhân nặng sau khi được truyền thuốc giải độc này đã có diễn biến tích cực.
Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã để lại cho Bệnh viện Đa khoa miền núi phía Bắc Quảng Nam 2 liều thuốc giải độc Botulinum để phòng ngừa xảy ra trường hợp tương tự.
Tiếp đó, vào trưa 28/3, 2 bệnh nhân là H.T.Đ. (13 tuổi, trú xã Phước Chánh) và Y Ng. (47 tuổi, trú xã Phước Xuân) nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, với triệu chứng nôn mửa, chóng mặt. Theo thông tin từ người nhà các bệnh nhân, sau khi ăn cá muối ủ chua thì cả hai xuất hiện tình trạng trên.
Ngày 29/3, đoàn công tác của Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam đã tiến hành truy vết và lấy mẫu cá ủ chua nhằm điều tra, giám sát, xử lý nguồn độc.
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ ngộ độc cá chép muối ủ chua, độc tố Botulinum là chất kịch độc (Nguồn: Kienthucnet)