Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội mới đây bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giam về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Ông Hà bị bắt trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.Ngày 15/4, trong vụ án trên, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”; Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Đưa hối lộ”;Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”;Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”; Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”;Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Thuận An Group) tiền thân là Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004 do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch. Tập đoàn này được biết đến chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, kinh doanh và đầu tư bất động sản. Vốn điều lệ của Thuận An Group tính đến tháng 1/2022 là 800 tỷ đồng. Những năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỷ đồng. Trong vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An hiện cũng đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, TP HCM, Quảng Nam, Bắc Giang, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hà Giang, Tuyên Quang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Lạng Sơn… Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đã có văn bản đề nghị tỉnh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu số 3 thi công xây dựng (đoạn Km0 đến Km20+500) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột của Công ty CP Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk. Một số tỉnh như Phú Yên, Quảng Nam…cũng đang rà soát lại các dự án liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Thuận An. >>> Mời độc giả xem thêm video Vụ “chuyến bay giải cứu”: Choáng váng số tiền tỷ nhận hối lộ
Ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội mới đây bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt giam về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi". Ông Hà bị bắt trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức có liên quan.
Ngày 15/4, trong vụ án trên, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”;
Trần Anh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Đưa hối lộ”;
Nguyễn Khắc Mẫn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”;
Nguyễn Văn Thạo, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”;
Đàm Văn Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”;
Hoàng Thế Du, Trưởng phòng Ban QLDA tỉnh Bắc Giang về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tập trung lực lượng, mở rộng điều tra, làm rõ hành vi vi phạm của các bị can, sai phạm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và thu hồi triệt để tài sản.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Thuận An Group) tiền thân là Công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An, được thành lập từ năm 2004 do ông Nguyễn Duy Hưng làm Chủ tịch. Tập đoàn này được biết đến chuyên về lĩnh vực đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh mua bán điện và năng lượng tái tạo, kinh doanh và đầu tư bất động sản.
Vốn điều lệ của Thuận An Group tính đến tháng 1/2022 là 800 tỷ đồng. Những năm gần đây, Thuận An liên tục trúng hàng chục gói thầu xây lắp, trong đó có những gói thầu quy mô vài trăm tỷ đồng. Trong vai trò là nhà thầu độc lập, hoặc thành viên liên danh, Thuận An hiện cũng đang trong thời gian thi công hàng loạt gói thầu tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, TP HCM, Quảng Nam, Bắc Giang, Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Hà Giang, Tuyên Quang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Lạng Sơn…
Mới đây, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đã có văn bản đề nghị tỉnh cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến gói thầu số 3 thi công xây dựng (đoạn Km0 đến Km20+500) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Đông TP Buôn Ma Thuột của Công ty CP Tập đoàn Thuận An tại Đắk Lắk. Một số tỉnh như Phú Yên, Quảng Nam…cũng đang rà soát lại các dự án liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Thuận An.
>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ “chuyến bay giải cứu”: Choáng váng số tiền tỷ nhận hối lộ