Khu lán trại thuộc dự án xây dựng khu đoàn Ngoại giao. Ở nơi đây có hàng chục nán trại, mỗi nán trại có khoảng 9 phòng, mỗi phòng khoảng từ hơn chục người đến ba chục người với diện tích khoảng ba chục mét vuông/phòng.Không gian chật hẹp, ẩm thấp của những lán trại.Mỗi phòng sẽ được sở hữu một nhà vệ sinh. Nhưng vào những lúc cao điểm buổi sáng, thì có đến hàng chục người tranh nhau cái nhà vệ sinh.Anh Trịnh Văn Công bức xúc khi được hỏi về khu ở hiện nay.Gián và chuột là hai loài vật có mặt ở khắp mọi nơi trong các lán trại của công nhân xa nhà.Bể nước đầy rêu xanh hút trực tiếp từ lòng đất, là nguồn nước được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của công nhân nơi đây.Chị Lò Thị Nga (1995), dân tộc Thái ở Sơn La theo chồng xuống nơi đây để nấu ăn cho công nhân. Chị có hai đứa con, đứa lớn năm nay 5 tuổi được gửi cho ông bà chăm, còn đứa nhỏ mới sáu tháng tuổi thì ở cùng vợ chồng chị. Chị cũng rất lo cho sức khỏe của đứa bé vì môi trường sống ở nơi đây không đảm bảo vệ sinh.Bà Lê Thị Hải (60tuổi), ở Thiệu Hóa - Thanh Hóa nấu ăn cho hơn chục công nhân trong phòng. Ở nơi đây mỗi phòng sẽ có một người đảm nhiệm công việc nấu ăn ngày ba bữa cho tất cả trong phòng. Mỗi ngày công bà được trả 150.000 đồng. Mỗi người công nhân có suất ăn là 25.000 đồng/3 bữa/ngày.Giờ tan ca của các công nhân trên công trường.Giờ cao điểm tắm giặt khi mọi người cùng tắm chung tại bể nước. Nước ngập lênh láng đường không kịp thoát trong giờ cao điểm tắm, giặt.Bữa cơm ấm cúng sau một ngày vất vả.
Khu lán trại thuộc dự án xây dựng khu đoàn Ngoại giao. Ở nơi đây có hàng chục nán trại, mỗi nán trại có khoảng 9 phòng, mỗi phòng khoảng từ hơn chục người đến ba chục người với diện tích khoảng ba chục mét vuông/phòng.
Không gian chật hẹp, ẩm thấp của những lán trại.
Mỗi phòng sẽ được sở hữu một nhà vệ sinh. Nhưng vào những lúc cao điểm buổi sáng, thì có đến hàng chục người tranh nhau cái nhà vệ sinh.
Anh Trịnh Văn Công bức xúc khi được hỏi về khu ở hiện nay.
Gián và chuột là hai loài vật có mặt ở khắp mọi nơi trong các lán trại của công nhân xa nhà.
Bể nước đầy rêu xanh hút trực tiếp từ lòng đất, là nguồn nước được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và ăn uống của công nhân nơi đây.
Chị Lò Thị Nga (1995), dân tộc Thái ở Sơn La theo chồng xuống nơi đây để nấu ăn cho công nhân. Chị có hai đứa con, đứa lớn năm nay 5 tuổi được gửi cho ông bà chăm, còn đứa nhỏ mới sáu tháng tuổi thì ở cùng vợ chồng chị. Chị cũng rất lo cho sức khỏe của đứa bé vì môi trường sống ở nơi đây không đảm bảo vệ sinh.
Bà Lê Thị Hải (60tuổi), ở Thiệu Hóa - Thanh Hóa nấu ăn cho hơn chục công nhân trong phòng. Ở nơi đây mỗi phòng sẽ có một người đảm nhiệm công việc nấu ăn ngày ba bữa cho tất cả trong phòng. Mỗi ngày công bà được trả 150.000 đồng. Mỗi người công nhân có suất ăn là 25.000 đồng/3 bữa/ngày.
Giờ tan ca của các công nhân trên công trường.
Giờ cao điểm tắm giặt khi mọi người cùng tắm chung tại bể nước. Nước ngập lênh láng đường không kịp thoát trong giờ cao điểm tắm, giặt.
Bữa cơm ấm cúng sau một ngày vất vả.