Tại điểm thi trường THPT Nguyễn Huệ (TP Thủ Đức, TP HCM) có một nhận trường hợp đặc biệt là em Phan Dương Thanh Bình (lớp 12D2, trường THPT Nguyễn Huệ).Do bị tai nạn giao thông, bàn tay bên phải của em đã bị thương, phải băng bột. Trước khi kì thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra, gia đình cùng Bình đã gửi đơn lên Sở GD&ĐT xin hỗ trợ, kèm theo một số giấy tờ chứng nhận từ phía bệnh viện, xác nhận trường hợp đặc biệt của Bình. Theo đó, Bình đã được Hội đồng thi tạo điều kiện bằng cách đặc cách cho thi phòng riêng, có giám thị hỗ trợ viết bài.Cũng liên quan đến vấn đề sức khoẻ, ngày 7/7, Lê Đức Hoàng (học sinh Trường THPT Yên Hoà, Hà Nội) phải nhờ sự trợ giúp của các tình nguyện viên đẩy xe lăn từ ngoài cổng trường vào phòng thi dưới trời mưa.Được biết, Hoàng không may bị gãy chân trước ngày thi nên khi đến làm thủ tục dự thi hay tham dự môn thi, thí sinh này phải đi bằng xe lăn.Tại điểm thi THPT TP Sóc Trăng, một hình ảnh gây ấn tượng với nhiều người khi thấy thí sinh Trần Huỳnh Thúy Hằng (ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) đến điểm thi với chân trái bị bó bột, được các bạn chờ sẵn và dìu lên phòng thi.“Ngày 19/6, em đi học về thì bị một xe gắn máy va chạm. Vụ tai nạn khiến em bị gãy chân trái nên việc di chuyển trong quá trình ôn tập cũng như những ngày thi khá khó khăn vì chân rất đau. Em rất vui khi được các bạn cùng phòng đã chờ sẵn tại điểm thi và dìu em lên phòng thi ở tầng trên”, thí sinh Trần Huỳnh Thuý Hằng cho hay.Thí sinh Nguyễn Huy (82 tuổi, ở Hà Nội) là một thầy thuốc Đông y có 30 năm tuổi nghề. Trước đây do đi bộ đội, cùng nhiều lý do khách quan, cụ ông mới chỉ học hết cấp 2, chưa tốt nghiệp cấp 3. "Tôi cảm thấy bây giờ được đi học như thế này rất là vinh dự. Tri thức là sức mạnh, còn ngày nào sống ở trên đời này thì cần phải chịu khó học thêm" - cụ ông 82 tuổi chia sẻ.Thí sinh Nguyễn Minh Đức (58 tuổi, TP HCM) tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đây là lần thứ 3. Gia đình ông có 3 người con và mỗi lần có con đi thi, ông cũng sẽ đăng ký thi cùng con. Ông Đức chia sẻ: "Đã lớn tuổi, mắt lại kém mà tối nào cũng vác cặp đi học, bà xã tôi không hài lòng lắm đâu. Nhưng bản thân tôi thì muốn thể hiện cho con cái biết về tinh thần hiếu học của ba. Từ đó, các con đừng nản lòng mỗi khi gặp khó khăn trong học tập."Thí sinhNguyễn Quang Giáp (53 tuổi, trú H.Đắk R’lấp, Đắk Nông) là nhân viên của Đội quản lý học viên số 1, Trường Giáo dục và giải quyết việc làm số 1 (xã Đắk R'tih, H.Tuy Đức, Đắk Nông). Về lý do đến với kỳ thi năm nay, ông Giáp chia sẻ: “Mục đích của việc đi thi là để hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho công việc, ngoài ra để làm gương tạo động lực cho con cháu sau này tích cực học tập hơn”.Thí sinh Y Blun Niê (49 tuổi, người dân tộc Êđê, ở huyện Ea H’leo, Ðắk Lắk) cho biết, đây lần thứ hai ông đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Ông từng dự thi lần đầu vào năm 2019, cùng 2 con gái sinh đôi nhưng lại thiếu 0,25 điểm, không đủ điểm tốt nghiệp. Trước đây, ông Y Blun học xong tiểu học rồi ở nhà làm rẫy, sau đó quyết định học tiếp và tốt nghiệp THCS. Khi lấy vợ, sinh con, ông gác lại việc học. Sau đó, ông tham gia hoạt động Đoàn, làm Bí thư Đoàn ở buôn, rồi giữ chức trưởng buôn. Lúc đó, ông đăng ký học THPT chương trình bổ túc.Thí sinh Ksor Thuik (47 tuổi, trú xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết: "Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi chỉ học hết lớp 11 rồi xin nghỉ, rồi ở nhà làm rẫy. Sau đó, tôi đăng ký học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Ia Grai để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT". Hiện tại, ông Thuik có 2 người con đều có công việc ổn định. Đặc biệt, ông cũng sắp lên chức ông ngoại nên muốn các cháu sau này tự hào vì ông nó 47 tuổi vẫn thi tốt nghiệp.Thí sinh Biu Y (41 tuổi, công chức Văn phòng - Thống kê tại UBND xã Trà Đa, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết đây là lần thứ 3 bà Biu Y tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước đó do tập trung công việc cộng thêm dịch COVID-19 không đi học nhiều nên chị chưa ôn tập kỹ nên đã thi rớt 2 lần. Với lần này, chị Biu Y quyết tâm phải lấy được bằng tốt nghiệp để bổ sung hồ sơ của mình. Chị Biu Y cho hay: "Tôi hy vọng năm nay tôi sẽ vượt qua kì thi và lấy được tấm bằng THPT để thuận lợi hơn trong công việc. Nếu kỳ này không đậu, tôi vẫn tiếp tục thi nữa".Sư thầy Thích Quảng Phước (tên thật là Võ Văn Lâm, 40 tuổi) hiện đang tu hành tại tỉnh Bình Thuận. Năm 2021, thầy đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Tuy nhiên, do thiếu 0,19 điểm nên bị trượt tốt nghiệp nên năm nay thầy quyết tâm thi lại. "Trong cuộc sống rất cần có những vốn kiến thức, hiểu biết, bản thân cảm thấy cần trau dồi nên tôi quyết tâm học tập để thi tốt nghiệp THPT"- sư thầy Thích Quảng Phước chia sẻ.>>> Xem thêm video: Thi tốt nghiệp THPT 2022: Đề thi không nằm trong nội dung tinh giản. Nguồn: VTV 24.
Tại điểm thi trường THPT Nguyễn Huệ (TP Thủ Đức, TP HCM) có một nhận trường hợp đặc biệt là em Phan Dương Thanh Bình (lớp 12D2, trường THPT Nguyễn Huệ).
Do bị tai nạn giao thông, bàn tay bên phải của em đã bị thương, phải băng bột. Trước khi kì thi tốt nghiệp THPT 2022 diễn ra, gia đình cùng Bình đã gửi đơn lên Sở GD&ĐT xin hỗ trợ, kèm theo một số giấy tờ chứng nhận từ phía bệnh viện, xác nhận trường hợp đặc biệt của Bình. Theo đó, Bình đã được Hội đồng thi tạo điều kiện bằng cách đặc cách cho thi phòng riêng, có giám thị hỗ trợ viết bài.
Cũng liên quan đến vấn đề sức khoẻ, ngày 7/7, Lê Đức Hoàng (học sinh Trường THPT Yên Hoà, Hà Nội) phải nhờ sự trợ giúp của các tình nguyện viên đẩy xe lăn từ ngoài cổng trường vào phòng thi dưới trời mưa.
Được biết, Hoàng không may bị gãy chân trước ngày thi nên khi đến làm thủ tục dự thi hay tham dự môn thi, thí sinh này phải đi bằng xe lăn.
Tại điểm thi THPT TP Sóc Trăng, một hình ảnh gây ấn tượng với nhiều người khi thấy thí sinh Trần Huỳnh Thúy Hằng (ngụ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên) đến điểm thi với chân trái bị bó bột, được các bạn chờ sẵn và dìu lên phòng thi.
“Ngày 19/6, em đi học về thì bị một xe gắn máy va chạm. Vụ tai nạn khiến em bị gãy chân trái nên việc di chuyển trong quá trình ôn tập cũng như những ngày thi khá khó khăn vì chân rất đau. Em rất vui khi được các bạn cùng phòng đã chờ sẵn tại điểm thi và dìu em lên phòng thi ở tầng trên”, thí sinh Trần Huỳnh Thuý Hằng cho hay.
Thí sinh Nguyễn Huy (82 tuổi, ở Hà Nội) là một thầy thuốc Đông y có 30 năm tuổi nghề. Trước đây do đi bộ đội, cùng nhiều lý do khách quan, cụ ông mới chỉ học hết cấp 2, chưa tốt nghiệp cấp 3. "Tôi cảm thấy bây giờ được đi học như thế này rất là vinh dự. Tri thức là sức mạnh, còn ngày nào sống ở trên đời này thì cần phải chịu khó học thêm" - cụ ông 82 tuổi chia sẻ.
Thí sinh Nguyễn Minh Đức (58 tuổi, TP HCM) tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đây là lần thứ 3. Gia đình ông có 3 người con và mỗi lần có con đi thi, ông cũng sẽ đăng ký thi cùng con. Ông Đức chia sẻ: "Đã lớn tuổi, mắt lại kém mà tối nào cũng vác cặp đi học, bà xã tôi không hài lòng lắm đâu. Nhưng bản thân tôi thì muốn thể hiện cho con cái biết về tinh thần hiếu học của ba. Từ đó, các con đừng nản lòng mỗi khi gặp khó khăn trong học tập."
Thí sinhNguyễn Quang Giáp (53 tuổi, trú H.Đắk R’lấp, Đắk Nông) là nhân viên của Đội quản lý học viên số 1, Trường Giáo dục và giải quyết việc làm số 1 (xã Đắk R'tih, H.Tuy Đức, Đắk Nông). Về lý do đến với kỳ thi năm nay, ông Giáp chia sẻ: “Mục đích của việc đi thi là để hoàn thiện hồ sơ phục vụ cho công việc, ngoài ra để làm gương tạo động lực cho con cháu sau này tích cực học tập hơn”.
Thí sinh Y Blun Niê (49 tuổi, người dân tộc Êđê, ở huyện Ea H’leo, Ðắk Lắk) cho biết, đây lần thứ hai ông đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Ông từng dự thi lần đầu vào năm 2019, cùng 2 con gái sinh đôi nhưng lại thiếu 0,25 điểm, không đủ điểm tốt nghiệp. Trước đây, ông Y Blun học xong tiểu học rồi ở nhà làm rẫy, sau đó quyết định học tiếp và tốt nghiệp THCS. Khi lấy vợ, sinh con, ông gác lại việc học. Sau đó, ông tham gia hoạt động Đoàn, làm Bí thư Đoàn ở buôn, rồi giữ chức trưởng buôn. Lúc đó, ông đăng ký học THPT chương trình bổ túc.
Thí sinh Ksor Thuik (47 tuổi, trú xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết: "Trước đây, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tôi chỉ học hết lớp 11 rồi xin nghỉ, rồi ở nhà làm rẫy. Sau đó, tôi đăng ký học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Ia Grai để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT". Hiện tại, ông Thuik có 2 người con đều có công việc ổn định. Đặc biệt, ông cũng sắp lên chức ông ngoại nên muốn các cháu sau này tự hào vì ông nó 47 tuổi vẫn thi tốt nghiệp.
Thí sinh Biu Y (41 tuổi, công chức Văn phòng - Thống kê tại UBND xã Trà Đa, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) cho biết đây là lần thứ 3 bà Biu Y tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trước đó do tập trung công việc cộng thêm dịch COVID-19 không đi học nhiều nên chị chưa ôn tập kỹ nên đã thi rớt 2 lần. Với lần này, chị Biu Y quyết tâm phải lấy được bằng tốt nghiệp để bổ sung hồ sơ của mình. Chị Biu Y cho hay: "Tôi hy vọng năm nay tôi sẽ vượt qua kì thi và lấy được tấm bằng THPT để thuận lợi hơn trong công việc. Nếu kỳ này không đậu, tôi vẫn tiếp tục thi nữa".
Sư thầy Thích Quảng Phước (tên thật là Võ Văn Lâm, 40 tuổi) hiện đang tu hành tại tỉnh Bình Thuận. Năm 2021, thầy đã tham dự kỳ thi tốt nghiệp tại điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Tuy nhiên, do thiếu 0,19 điểm nên bị trượt tốt nghiệp nên năm nay thầy quyết tâm thi lại. "Trong cuộc sống rất cần có những vốn kiến thức, hiểu biết, bản thân cảm thấy cần trau dồi nên tôi quyết tâm học tập để thi tốt nghiệp THPT"- sư thầy Thích Quảng Phước chia sẻ.
>>> Xem thêm video: Thi tốt nghiệp THPT 2022: Đề thi không nằm trong nội dung tinh giản. Nguồn: VTV 24.