Dự án cầu Trần Hưng Đạo: Thiết kế của cầu Trần Hưng Đạo theo phong cách Đông Dương với vốn đầu tư ước tính khoảng 9.000 tỷ đồng đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trình lên UBND TP Hà Nội phê duyệt.Dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Tổng chiều dài khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới. Cầu Nhật Tân: Là một trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội. Cầu có tổng chiều dài 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km.Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3/2009, gần 6 năm sau cây cầu mới hoàn thành (tháng 1/2015). Cầu Vĩnh Tuy: Cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (Hà Nội). Được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2005, dự kiến ban đầu khánh thành tháng 5/2007. Nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ dự án bị chậm lại, dời lịch khánh thành đến Tết âm lịch 2008. Tuy nhiên đến tháng 1/2008 tiếp tục đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân.Cầu có tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 3.700 tỷ đồng, sau đó đội vốn lên 5.500 tỷ đồng. Ngày 25/9/2009, cầu Vĩnh Tuy chính thức thông xe trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam thời điểm đó (năm 2014, Cầu Đông Trù trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam). Cầu Thanh Trì: Là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên (Hà Nội). Được khởi công xây dựng từ năm 2002, hoàn thành thông xe vào năm 2007. Cầu Thanh Trì được coi là cầu lớn nhất Đông Dương thời điểm đó.Cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Sau khi được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì đã góp phần giải quyết ách tắc giao thông vào giờ cao điểm tại các cây cầu khác. Cầu Chương Dương: Bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200 địa phận Hà Nội, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên (Hà Nội). Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.
Cầu được khởi công ngày 10/10/1983, thông xe ngày 30/6/1985. Lúc bắt đầu khởi công, công trình được mang tên "Cầu treo mùa xuân". Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác. Cầu Thăng Long: Còn gọi là cầu Hữu Nghị Việt Xô. Cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch và hiện nay nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm. Cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam. (Ảnh: cầu Thăng Long những năm 1980).Cầu được khởi công xây dựng ngày 26/11/1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9/5/1985. Đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất lúc đó. (Ảnh: lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long ngày 7/1/2021) Cầu Long Biên: Cầu do Pháp xây dựng (1898–1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Paul Doumer. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cầu Long Biên nhiều lần bị trúng bom, gãy nhiều nhịp cầu, trụ cầu. Nhiều chiến sĩ của QĐND Việt Nam đã hy sinh thân mình để bảo vệ cầu Long Biên trước sự bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Cầu được coi là biểu tượng, chứng nhân lịch sử của TP. Hà Nội.Video: Mặt cầu Long Biên xuống cấp ảnh hưởng đến phương tiện giao thông . Nguồn: VTV
Dự án cầu Trần Hưng Đạo: Thiết kế của cầu Trần Hưng Đạo theo phong cách Đông Dương với vốn đầu tư ước tính khoảng 9.000 tỷ đồng đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông trình lên UBND TP Hà Nội phê duyệt.
Dự án cầu Trần Hưng Đạo có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm; điểm cuối giao cắt với đường Nguyễn Văn Linh thuộc địa bàn phường Gia Thụy, quận Long Biên. Tổng chiều dài khoảng 5,5 km, mặt cắt cầu bảo đảm 6 làn xe cơ giới.
Cầu Nhật Tân: Là một trong 7 cây cầu huyết mạch của Thủ đô Hà Nội. Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội. Cầu có tổng chiều dài 9,17 km trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km.
Cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỷ đồng. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3/2009, gần 6 năm sau cây cầu mới hoàn thành (tháng 1/2015).
Cầu Vĩnh Tuy: Cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên (Hà Nội). Được khởi công xây dựng vào ngày 3/2/2005, dự kiến ban đầu khánh thành tháng 5/2007. Nhưng do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ dự án bị chậm lại, dời lịch khánh thành đến Tết âm lịch 2008. Tuy nhiên đến tháng 1/2008 tiếp tục đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân.
Cầu có tổng mức đầu tư dự án ban đầu là 3.700 tỷ đồng, sau đó đội vốn lên 5.500 tỷ đồng. Ngày 25/9/2009, cầu Vĩnh Tuy chính thức thông xe trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam thời điểm đó (năm 2014, Cầu Đông Trù trở thành cây cầu rộng nhất Việt Nam).
Cầu Thanh Trì: Là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên (Hà Nội). Được khởi công xây dựng từ năm 2002, hoàn thành thông xe vào năm 2007. Cầu Thanh Trì được coi là cầu lớn nhất Đông Dương thời điểm đó.
Cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư. Sau khi được đưa vào sử dụng, cầu Thanh Trì đã góp phần giải quyết ách tắc giao thông vào giờ cao điểm tại các cây cầu khác.
Cầu Chương Dương: Bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200 địa phận Hà Nội, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên (Hà Nội). Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài.
Cầu được khởi công ngày 10/10/1983, thông xe ngày 30/6/1985. Lúc bắt đầu khởi công, công trình được mang tên "Cầu treo mùa xuân". Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.
Cầu Thăng Long: Còn gọi là cầu Hữu Nghị Việt Xô. Cầu bắc qua sông Hồng tại vị trí km6+300, lúc đầu nằm trong tổng thể đầu mối đường sắt khu vực Hà Nội do Liên Xô giúp đỡ xây dựng quy hoạch và hiện nay nằm trên vành đai 3, nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm. Cầu này có quy mô lớn vào loại bậc nhất Đông Nam Á thời bấy giờ và là công trình thế kỷ của quan hệ Liên Xô - Việt Nam. (Ảnh: cầu Thăng Long những năm 1980).
Cầu được khởi công xây dựng ngày 26/11/1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9/5/1985. Đây là cây cầu duy nhất của Hà Nội có thời gian thi công lâu nhất lúc đó. (Ảnh: lễ thông xe dự án sửa chữa cầu Thăng Long ngày 7/1/2021)
Cầu Long Biên: Cầu do Pháp xây dựng (1898–1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Paul Doumer. Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cầu Long Biên nhiều lần bị trúng bom, gãy nhiều nhịp cầu, trụ cầu. Nhiều chiến sĩ của QĐND Việt Nam đã hy sinh thân mình để bảo vệ cầu Long Biên trước sự bắn phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Cầu được coi là biểu tượng, chứng nhân lịch sử của TP. Hà Nội.
Video: Mặt cầu Long Biên xuống cấp ảnh hưởng đến phương tiện giao thông . Nguồn: VTV