Chiều 6/10, các đoàn người đi xe máy từ Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM về các tỉnh miền núi phía bắc di chuyển đến chốt kiểm soát số 1 ở khu vực Cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.Mỗi đoàn xe có khoảng 200-300 người, thậm chí lên tới hơn 600 người. Tại chốt kiểm soát cửa ngõ Hà Nội, họ được tiếp tế lương thực, nghỉ ngơi sau quãng đường dài.Người đi xe máy về quê hầu hết là dân tộc thiểu số ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng... Vào miền Nam, họ làm công nhân sơ chế thực phẩm, chế tạo sáp hoặc phụ công trình.Trời mưa nên trên quãng đường dài gần 1.500 km, ai nấy đều mặc áo mưa kín mít.Dọc đường, một số xe máy bị hỏng đã được lực lượng chức năng vận chuyển bằng xe tải. Nhiều người đi bộ cũng được bố trí phương tiện đưa đón.Anh Giàng Mí Cở (24 tuổi, ở xã Tả Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đang khai báo y tế. Vợ chồng Cở là công nhân của một công ty gỗ ở Bình Dương. “Trong lúc làm việc, vợ tôi mang thai con thứ 4. Ban đầu chúng tôi tính đẻ ngay tại Bình Dương nhưng tình hình dịch trong đó phức tạp quá nên quyết định về quê. Tôi chỉ mong về tới quê nhà thật nhanh vì rất lo vợ đẻ dọc đường. Chỉ còn vài ngày nữa là cô ấy sinh con”, Giàng Mí Cở chia sẻ.Cũng là công nhân ở Bình Dương, anh Giàng Mí Lình (trái, 38 tuổi, quê Hà Giang) cảm thấy tiếc nuối khi phải về quê khi mới làm việc được 3 tháng. “Ở quê nghèo nên tôi phải đi xa để kiếm tiền nuôi 5 cháu nhỏ ở nhà. Tôi đi từ 16h ngày 4/10, tính ra vừa tròn 3 ngày thì tới huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thu nhập không còn nhưng trong thời điểm tình hình dịch ở các tỉnh phía nam còn rất phức tạp, tôi cảm thấy thật sự an toàn khi được về quê nhà”, anh Lình chia sẻ.Anh Thào Mí Chai cùng vợ và em trai làm việc tại một xí nghiệp sản xuất sáp ở Bình Dương. Sau 3 tháng thất nghiệp, tiền sinh hoạt cạn kiệt, anh cùng người thân quyết định về quê. “Tôi thấy thông tin kêu gọi trên mạng xã hội nên tham gia. Ngày 2/10, tôi tập trung tại ngã ba Bố Lá, Bình Dương. Chúng tôi không có ai đứng ra đại diện”, anh Chai kể.Vì lượng người di chuyển đông nên nếu xe cộ gặp vấn đề, người dân phải tự xoay xở. “Tối hôm qua, khi đi ngang tỉnh Thanh Hóa thì trời mưa lớn, xe tôi bị chùng xích nên không thể tiếp tục di chuyển. Tôi phải nằm ngủ ở vỉa hè đến sáng nay mới tìm được quán để sửa”, anh Sùng Mí Lình nói.Gia đình anh Thào Mí Dế có 2 con nhỏ, cùng với nhiều đồ đạc được chất trên chiếc xe máy cũ khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. “Khổ lắm anh ạ, vì mình di chuyển cả ngày, người ta cho gì mình ăn nấy. Có những lần vào các tiệm tạp hóa ven đường hỏi mua đồ ăn nhưng người ta không bán vì cho rằng mình từ vùng dịch”, anh Dế kể.Ngoài đồ dùng cá nhân, có người còn chở gia cầm trên quãng đường dài. Nhiều người cho biết trong những ngày qua, chỗ ăn, chỗ ngủ không có. Việc vệ sinh cũng bất đắc dĩ phải đi ngay bên đường.Sau 2 tiếng nghỉ ngơi, đoàn người đi xe máy tiếp tục hành trình về quê theo hướng dẫn của CSGT.Tính đến chiều 6/10, 7 đoàn xe với hơn 1.000 người đã qua cửa ngõ Hà Nội để về quê. CSGT đưa họ theo các cung đường trước khi bàn giao cho lực lượng chức năng địa phương lân cận.
Chiều 6/10, các đoàn người đi xe máy từ Bình Dương, Đồng Nai và TP.HCM về các tỉnh miền núi phía bắc di chuyển đến chốt kiểm soát số 1 ở khu vực Cầu Giẽ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
Mỗi đoàn xe có khoảng 200-300 người, thậm chí lên tới hơn 600 người. Tại chốt kiểm soát cửa ngõ Hà Nội, họ được tiếp tế lương thực, nghỉ ngơi sau quãng đường dài.
Người đi xe máy về quê hầu hết là dân tộc thiểu số ở Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng... Vào miền Nam, họ làm công nhân sơ chế thực phẩm, chế tạo sáp hoặc phụ công trình.
Trời mưa nên trên quãng đường dài gần 1.500 km, ai nấy đều mặc áo mưa kín mít.
Dọc đường, một số xe máy bị hỏng đã được lực lượng chức năng vận chuyển bằng xe tải. Nhiều người đi bộ cũng được bố trí phương tiện đưa đón.
Anh Giàng Mí Cở (24 tuổi, ở xã Tả Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang) đang khai báo y tế. Vợ chồng Cở là công nhân của một công ty gỗ ở Bình Dương. “Trong lúc làm việc, vợ tôi mang thai con thứ 4. Ban đầu chúng tôi tính đẻ ngay tại Bình Dương nhưng tình hình dịch trong đó phức tạp quá nên quyết định về quê. Tôi chỉ mong về tới quê nhà thật nhanh vì rất lo vợ đẻ dọc đường. Chỉ còn vài ngày nữa là cô ấy sinh con”, Giàng Mí Cở chia sẻ.
Cũng là công nhân ở Bình Dương, anh Giàng Mí Lình (trái, 38 tuổi, quê Hà Giang) cảm thấy tiếc nuối khi phải về quê khi mới làm việc được 3 tháng. “Ở quê nghèo nên tôi phải đi xa để kiếm tiền nuôi 5 cháu nhỏ ở nhà. Tôi đi từ 16h ngày 4/10, tính ra vừa tròn 3 ngày thì tới huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thu nhập không còn nhưng trong thời điểm tình hình dịch ở các tỉnh phía nam còn rất phức tạp, tôi cảm thấy thật sự an toàn khi được về quê nhà”, anh Lình chia sẻ.
Anh Thào Mí Chai cùng vợ và em trai làm việc tại một xí nghiệp sản xuất sáp ở Bình Dương. Sau 3 tháng thất nghiệp, tiền sinh hoạt cạn kiệt, anh cùng người thân quyết định về quê. “Tôi thấy thông tin kêu gọi trên mạng xã hội nên tham gia. Ngày 2/10, tôi tập trung tại ngã ba Bố Lá, Bình Dương. Chúng tôi không có ai đứng ra đại diện”, anh Chai kể.
Vì lượng người di chuyển đông nên nếu xe cộ gặp vấn đề, người dân phải tự xoay xở. “Tối hôm qua, khi đi ngang tỉnh Thanh Hóa thì trời mưa lớn, xe tôi bị chùng xích nên không thể tiếp tục di chuyển. Tôi phải nằm ngủ ở vỉa hè đến sáng nay mới tìm được quán để sửa”, anh Sùng Mí Lình nói.
Gia đình anh Thào Mí Dế có 2 con nhỏ, cùng với nhiều đồ đạc được chất trên chiếc xe máy cũ khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. “Khổ lắm anh ạ, vì mình di chuyển cả ngày, người ta cho gì mình ăn nấy. Có những lần vào các tiệm tạp hóa ven đường hỏi mua đồ ăn nhưng người ta không bán vì cho rằng mình từ vùng dịch”, anh Dế kể.
Ngoài đồ dùng cá nhân, có người còn chở gia cầm trên quãng đường dài. Nhiều người cho biết trong những ngày qua, chỗ ăn, chỗ ngủ không có. Việc vệ sinh cũng bất đắc dĩ phải đi ngay bên đường.
Sau 2 tiếng nghỉ ngơi, đoàn người đi xe máy tiếp tục hành trình về quê theo hướng dẫn của CSGT.
Tính đến chiều 6/10, 7 đoàn xe với hơn 1.000 người đã qua cửa ngõ Hà Nội để về quê. CSGT đưa họ theo các cung đường trước khi bàn giao cho lực lượng chức năng địa phương lân cận.