Đường dây sản xuất 3 triệu cuốn sách giả: Ngày 19/6, Bộ Công an và các đơn vị liên quan đã triệt phá thành công đường dây tội phạm có tổ chức quy mô lớn chuyên sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả tại Công ty CP In và văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội) để tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố.Mở rộng điều tra, Công an đã bắt tạm giam ông Trần Hùng, nguyên Tổ trưởng Tổ 1444, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công thương, về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và ông Nguyễn Duy Hải về tội “môi giới hối lộ” và nhiều đối tượng khác có liên quan. Nguyên Giám đốc sở Giáo dục Thanh Hóa do vi phạm quy tắc đấu thầu: Ngày 16/7, Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Trong số bị can có bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hoá. Bà Hằng là Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hoá từ năm 2012 đến tháng 11/2020. Tháng 12/2020, bà Hằng được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá.Bước đầu xác định bị can Phạm Thị Hằng đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thông đồng với Công ty Cổ phần thẩm định giá BTC Value và Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Thanh Hóa để trúng 2 gói thầu cung cấp đồ dụng học tập giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021, nhiều đồ dùng, vật dụng này không có giá trị sử dụng cao, gây thiệt hại cho Nhà nước. Mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội: Ngày 13/5, Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan các gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đồng thời, khởi tố, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội để điều tra về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng Nguyễn Thị Dung Hạnh, nguyên kế toán trưởng, thành viên tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội; Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh, cùng là nguyên phó trưởng phòng phụ trách phòng vật tư thiết bị y tế và 3 người khác. Đường dây xăng giả 200 triệu lít: Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và nhiều đơn vị khác trong chuyên án 920G – triệt phá đường dây nhập lậu xăng, làm xăng giả số lượng "khủng" do Phan Thanh Hữu (sinh năm 1957, ngụ TPHCM) và Nguyễn Hữu Tứ (tên gọi khác là Sơn, sinh năm 1966, ngụ Vĩnh Long) cầm đầu.Lực lượng chức năng thu giữ nhiều tang vật, gồm: Gần 2,7 triệu lít xăng giả, tàu biển, sà lan, xe bồn, hoá chất tạo màu cùng hơn 100 tỷ đồng. Đường dây đã sản xuất và bán ra thị trường khoảng 200 triệu lít xăng giả.Ngày 5/3, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Văn Thụy (57 tuổi), cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, để điều tra về tội nhận hối lộ của một số bị can bị bắt trong đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả. Vụ lợi ở Bệnh viện Bạch Mai: Các đối tượng đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong việc mua sắm trang thiết bị y tế để nâng khống giá so với số tiền thực tế nhằm thu lợi bất chính.Ông Nguyễn Quốc Anh, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và các đồng phạm bị xác định bàn bạc với giám đốc Công ty BMS thống nhất đặt robot Rosa có giá 39 tỷ đồng (giá trị thực tế khoảng 7,4 tỷ đồng), từ đó làm tăng chi phí khám chữa bệnh gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.>>> Video: TPHCM đề xuất thí điểm xét xử trực tuyến đối với vụ án hình sự. Nguồn: ANTV
Đường dây sản xuất 3 triệu cuốn sách giả: Ngày 19/6, Bộ Công an và các đơn vị liên quan đã triệt phá thành công đường dây tội phạm có tổ chức quy mô lớn chuyên sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả tại Công ty CP In và văn hóa truyền thông Hà Nội và Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng Phát (Hà Nội) để tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố.
Mở rộng điều tra, Công an đã bắt tạm giam ông Trần Hùng, nguyên Tổ trưởng Tổ 1444, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công thương, về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và ông Nguyễn Duy Hải về tội “môi giới hối lộ” và nhiều đối tượng khác có liên quan.
Nguyên Giám đốc sở Giáo dục Thanh Hóa do vi phạm quy tắc đấu thầu: Ngày 16/7, Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố 9 bị can về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng". Trong số bị can có bà Phạm Thị Hằng, cựu Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hoá. Bà Hằng là Giám đốc Sở GDĐT Thanh Hoá từ năm 2012 đến tháng 11/2020. Tháng 12/2020, bà Hằng được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thanh Hoá.
Bước đầu xác định bị can Phạm Thị Hằng đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền thông đồng với Công ty Cổ phần thẩm định giá BTC Value và Công ty Cổ phần sách và thiết bị trường học Thanh Hóa để trúng 2 gói thầu cung cấp đồ dụng học tập giảng dạy lớp 1 năm học 2020-2021, nhiều đồ dùng, vật dụng này không có giá trị sử dụng cao, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội: Ngày 13/5, Bộ Công an khởi tố vụ án liên quan các gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Đồng thời, khởi tố, bắt tạm giam bà Hoàng Thị Ngọc Hưởng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội để điều tra về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng Nguyễn Thị Dung Hạnh, nguyên kế toán trưởng, thành viên tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội; Đoàn Trọng Bình và Nghiêm Tuấn Linh, cùng là nguyên phó trưởng phòng phụ trách phòng vật tư thiết bị y tế và 3 người khác.
Đường dây xăng giả 200 triệu lít: Công an tỉnh Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và nhiều đơn vị khác trong chuyên án 920G – triệt phá đường dây nhập lậu xăng, làm xăng giả số lượng "khủng" do Phan Thanh Hữu (sinh năm 1957, ngụ TPHCM) và Nguyễn Hữu Tứ (tên gọi khác là Sơn, sinh năm 1966, ngụ Vĩnh Long) cầm đầu.
Lực lượng chức năng thu giữ nhiều tang vật, gồm: Gần 2,7 triệu lít xăng giả, tàu biển, sà lan, xe bồn, hoá chất tạo màu cùng hơn 100 tỷ đồng. Đường dây đã sản xuất và bán ra thị trường khoảng 200 triệu lít xăng giả.
Ngày 5/3, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố bị can, bắt tạm giam Ngô Văn Thụy (57 tuổi), cán bộ Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, để điều tra về tội nhận hối lộ của một số bị can bị bắt trong đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả.
Vụ lợi ở Bệnh viện Bạch Mai: Các đối tượng đã lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong việc mua sắm trang thiết bị y tế để nâng khống giá so với số tiền thực tế nhằm thu lợi bất chính.
Ông Nguyễn Quốc Anh, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và các đồng phạm bị xác định bàn bạc với giám đốc Công ty BMS thống nhất đặt robot Rosa có giá 39 tỷ đồng (giá trị thực tế khoảng 7,4 tỷ đồng), từ đó làm tăng chi phí khám chữa bệnh gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng.
>>> Video: TPHCM đề xuất thí điểm xét xử trực tuyến đối với vụ án hình sự. Nguồn: ANTV