Theo ghi nhận của phóng viên, ở một số trục đường khu vực bên trong đại nội và một số trục đường trung tâm thành phố Huế, có rất nhiều người xả hàng giày da, giày thể thao... ra bán với giá thành được niêm yết khá mềm. Ảnh: Bảo Trung.Tuy vậy, suốt từ 20 âm lịch tến tận đêm 29 tết, rất nhiều “shop” giày vỉa hè lâm vào tình trạng ế ẩm kéo dài. Sức mua của người dân thành phố năm nay khá hạn chế. Mỗi chủ "shop" bày ra bán hàng trăm đôi giày các loại. Nhẩm tính cũng ra được, hiện ở trung tâm thành phố Huế, có hàng nghìn đôi giày da, thể thao nằm "lăn lóc" giữa lòng đường... Ảnh: Bảo TungGiải thích cho nguyên nhân trên, anh T.T.Đ, một chủ cơ sở sản xuất giày da ở TP. Huế, cho biết: ” Sở dĩ năm nay, rất nhiều của hàng bán giày ế ẩm và một số 'shop' giày vỉa hè cũng cùng chung số phận là vì nhiều cơ sở sản xuất giày da đã sản xuất một số lượng lớn hàng hóa trong năm nhưng không có nguồn tiêu thụ ổn định, dẫn tới tình trạng tồn kho kéo dài nhiều tháng. Đến tết, hàng loạt cơ sở dọn hàng ra bán khắp nẻo đường trung tâm thành phố nên "nguồn cung vượt cầu” đã đẩy giá trị của giày da thấp đến mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ảnh: Bảo Trung“Tôi sản xuất giày da ở thành phố Huế gần 30 năm, đã trải qua nhiều năm làm ăn thất bát nhưng chưa bao giờ trải qua một năm thảm hại như năm nay...", anh Đ tâm sự. Ảnh: Bảo TrungHiện nay, khắp các trục đường trung tâm thành phố Huế, cảnh tượng giày da, giày thể thao nằm la liệt, ế ẩm chẳng ai mua là chuyện hết sức quen thuộc. Nhiều “shop” thậm chí còn đổ thêm hàng về bán nốt trong 3 đêm cuối cùng của năm. Ảnh: Bảo TrungGiày da 140.000 đồng mỗi đôi nhưng vẫn “ế sưng ế xỉa“. Ảnh: Bảo Trung3 bao giày lớn được một chủ “shop” tăng cường để bán tống, bán tháo trong đêm 29 tết. Ảnh: Bảo Trung
Theo ghi nhận của phóng viên, ở một số trục đường khu vực bên trong đại nội và một số trục đường trung tâm thành phố Huế, có rất nhiều người xả hàng giày da, giày thể thao... ra bán với giá thành được niêm yết khá mềm. Ảnh: Bảo Trung.
Tuy vậy, suốt từ 20 âm lịch tến tận đêm 29 tết, rất nhiều “shop” giày vỉa hè lâm vào tình trạng ế ẩm kéo dài. Sức mua của người dân thành phố năm nay khá hạn chế. Mỗi chủ "shop" bày ra bán hàng trăm đôi giày các loại. Nhẩm tính cũng ra được, hiện ở trung tâm thành phố Huế, có hàng nghìn đôi giày da, thể thao nằm "lăn lóc" giữa lòng đường... Ảnh: Bảo Tung
Giải thích cho nguyên nhân trên, anh T.T.Đ, một chủ cơ sở sản xuất giày da ở TP. Huế, cho biết: ” Sở dĩ năm nay, rất nhiều của hàng bán giày ế ẩm và một số 'shop' giày vỉa hè cũng cùng chung số phận là vì nhiều cơ sở sản xuất giày da đã sản xuất một số lượng lớn hàng hóa trong năm nhưng không có nguồn tiêu thụ ổn định, dẫn tới tình trạng tồn kho kéo dài nhiều tháng. Đến tết, hàng loạt cơ sở dọn hàng ra bán khắp nẻo đường trung tâm thành phố nên "nguồn cung vượt cầu” đã đẩy giá trị của giày da thấp đến mức kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Ảnh: Bảo Trung
“Tôi sản xuất giày da ở thành phố Huế gần 30 năm, đã trải qua nhiều năm làm ăn thất bát nhưng chưa bao giờ trải qua một năm thảm hại như năm nay...", anh Đ tâm sự. Ảnh: Bảo Trung
Hiện nay, khắp các trục đường trung tâm thành phố Huế, cảnh tượng giày da, giày thể thao nằm la liệt, ế ẩm chẳng ai mua là chuyện hết sức quen thuộc. Nhiều “shop” thậm chí còn đổ thêm hàng về bán nốt trong 3 đêm cuối cùng của năm. Ảnh: Bảo Trung
Giày da 140.000 đồng mỗi đôi nhưng vẫn “ế sưng ế xỉa“. Ảnh: Bảo Trung
3 bao giày lớn được một chủ “shop” tăng cường để bán tống, bán tháo trong đêm 29 tết. Ảnh: Bảo Trung