Khoảng 2 tháng nay, hàng trăm “thợ săn” ong ở miền núi Hà Tĩnh chạy xe máy lên các con suối, khu rừng để săn ong. Dụng cụ mang theo là những chiếc vợt tự chế bằng màn, tổ và ít nước, thức ăn dự trữ.Dọc con đường lên tại các xã vùng biên như Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 người dân tập trung rất đông, theo từng tốp để bắt ong.Theo các thợ săn, từ tháng 9 bắt đầu se lạnh, đây là lúc những đàn ong mật sống tự nhiên trong rừng sâu bắt đầu quá trình di cư tìm chỗ trú đông, tránh rét vào mùa Đông. Vào thời gian này, người dân cũng tập trung đi săn ong rất nhiều.Việc tìm chỗ trú đông sẽ được giao cho con ong khoẻ mạnh nhất trong đàn, được gọi là ong sứ hoặc ong thăm. Những con ong này thường đi tìm các lỗ đúc sẵn trên cột điện hay thân cây cổ thụ ở rừng sâu, ven bờ suối để đưa cả đàn về chỗ trú vào mùa lạnh.Việc bắt ong chủ yếu phải bắt được ong đầu đàn, hay gọi là ong sứ. Để bắt được ong sứ, các thợ săn phải căng tai, dõi mắt để tìm và nghe tiếng bay của ong.Khi phát hiện ong sứ đang đi tìm chỗ, người thợ săn sẽ treo các tổ đã làm sẵn ở các gốc cây, cột điện hoặc các khu vực có ong.Thấy ong sứ bay đến, người thợ săn sẽ nhanh chóng dùng chiếc vợt dài để bắt. Sau đó nhẹ nhàng đưa ong sứ vào các tổ ong mồi, dùng tay bịt kín khoảng 1-2 phút sau đó mở ra đợi bắt các con ong khác.Ông Trần Văn Thanh (72 tuổi, trú thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn) cho biết, sau khi cho ong sứ vào tổ mồi đã treo sẵn, nó sẽ thám thính trong ống mồi, nếu thấy đây là nơi phù hợp để xây tổ, trú ẩn thì ong sứ sẽ bay đi gọi đàn.Theo ông Thanh, tổ ong mồi được làm từ than gỗ mít, hình tròn dài chừng 50cm, đục rỗng ở giữa và bịt hai phần đầu của ống. Bên trong tổ ong mồi được thợ săn dùng mật ong rừng tự nhiên quệt lên các thành ống để tạo mùi thơm, thu hút ong đến.“Nếu ong sứ thấy phù hợp để trú ngụ thì sẽ đi gọi đàn kéo về ở trong tổ mồi đã làm sẵn. Sau khi đàn ong vào hết trong tổ, chúng tôi đưa tổ này về nhà và nuôi lấy mật. Thực ra đi săn ong này rất khó, không phải ngày nào cũng được. Có những lúc đưa về nhà nuôi được vài tháng thì nó kéo nhau đi hết”, anh Trần Đình Ái nói.Sau nhiều năm săn ong, hiện tại anh Lê Trung Thi đã có hơn 30 tổ ong nuôi tại nhà. Năm nào dịp này anh cũng vào các khu rừng để săn ong sứ về nuôi. Trong ảnh anh Thi đang treo tổ dưới gốc cây để bắt ong sứ.Chiếc sào dùng để gắn vợt vào bắt ong sứ.Sau khi săn được đàn ong, thợ săn sẽ đưa về nuôi tại nhà, từ khoảng 2 - 3 tháng sẽ cho thu hoạch mật.Săn ong rừng là nghề rất độc đáo, làm nhẹ nhàng nhưng thu nhập tương đối cao. Có những mùa mỗi thợ săn kiếm được 17-20 tổ ong.Hiện nay, bình quân 1 đàn ong có giá 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Khoảng 2 tháng nay, hàng trăm “thợ săn” ong ở miền núi Hà Tĩnh chạy xe máy lên các con suối, khu rừng để săn ong. Dụng cụ mang theo là những chiếc vợt tự chế bằng màn, tổ và ít nước, thức ăn dự trữ.
Dọc con đường lên tại các xã vùng biên như Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 người dân tập trung rất đông, theo từng tốp để bắt ong.
Theo các thợ săn, từ tháng 9 bắt đầu se lạnh, đây là lúc những đàn ong mật sống tự nhiên trong rừng sâu bắt đầu quá trình di cư tìm chỗ trú đông, tránh rét vào mùa Đông. Vào thời gian này, người dân cũng tập trung đi săn ong rất nhiều.
Việc tìm chỗ trú đông sẽ được giao cho con ong khoẻ mạnh nhất trong đàn, được gọi là ong sứ hoặc ong thăm. Những con ong này thường đi tìm các lỗ đúc sẵn trên cột điện hay thân cây cổ thụ ở rừng sâu, ven bờ suối để đưa cả đàn về chỗ trú vào mùa lạnh.
Việc bắt ong chủ yếu phải bắt được ong đầu đàn, hay gọi là ong sứ. Để bắt được ong sứ, các thợ săn phải căng tai, dõi mắt để tìm và nghe tiếng bay của ong.
Khi phát hiện ong sứ đang đi tìm chỗ, người thợ săn sẽ treo các tổ đã làm sẵn ở các gốc cây, cột điện hoặc các khu vực có ong.
Thấy ong sứ bay đến, người thợ săn sẽ nhanh chóng dùng chiếc vợt dài để bắt. Sau đó nhẹ nhàng đưa ong sứ vào các tổ ong mồi, dùng tay bịt kín khoảng 1-2 phút sau đó mở ra đợi bắt các con ong khác.
Ông Trần Văn Thanh (72 tuổi, trú thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn) cho biết, sau khi cho ong sứ vào tổ mồi đã treo sẵn, nó sẽ thám thính trong ống mồi, nếu thấy đây là nơi phù hợp để xây tổ, trú ẩn thì ong sứ sẽ bay đi gọi đàn.
Theo ông Thanh, tổ ong mồi được làm từ than gỗ mít, hình tròn dài chừng 50cm, đục rỗng ở giữa và bịt hai phần đầu của ống. Bên trong tổ ong mồi được thợ săn dùng mật ong rừng tự nhiên quệt lên các thành ống để tạo mùi thơm, thu hút ong đến.
“Nếu ong sứ thấy phù hợp để trú ngụ thì sẽ đi gọi đàn kéo về ở trong tổ mồi đã làm sẵn. Sau khi đàn ong vào hết trong tổ, chúng tôi đưa tổ này về nhà và nuôi lấy mật. Thực ra đi săn ong này rất khó, không phải ngày nào cũng được. Có những lúc đưa về nhà nuôi được vài tháng thì nó kéo nhau đi hết”, anh Trần Đình Ái nói.
Sau nhiều năm săn ong, hiện tại anh Lê Trung Thi đã có hơn 30 tổ ong nuôi tại nhà. Năm nào dịp này anh cũng vào các khu rừng để săn ong sứ về nuôi. Trong ảnh anh Thi đang treo tổ dưới gốc cây để bắt ong sứ.
Chiếc sào dùng để gắn vợt vào bắt ong sứ.
Sau khi săn được đàn ong, thợ săn sẽ đưa về nuôi tại nhà, từ khoảng 2 - 3 tháng sẽ cho thu hoạch mật.
Săn ong rừng là nghề rất độc đáo, làm nhẹ nhàng nhưng thu nhập tương đối cao. Có những mùa mỗi thợ săn kiếm được 17-20 tổ ong.
Hiện nay, bình quân 1 đàn ong có giá 300.000 đồng đến 500.000 đồng.