Kẹo cu đơ có nguồn gốc từ xóm Thịnh Xá, một vùng quê nằm ở vùng hạ lưu sông Ngàn Phố, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).Đến nay, nhiều gia đình ở huyện Hương Sơn vẫn giữ nghề truyền thống này như một nét văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.Những ngày này, xưởng nấu kẹo Cu đơ của bà Nguyễn Thị Thảo (trú xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn) luôn rực lửa. Có những ngày khách đặt nhiều, bà thuê thêm 4 nhân công cùng nấu và đóng hàng ngàn kẹo để xuất bán.Để kẹo được ngon, không quá cứng và đủ mùi vị ngọt bùi pha lẫn chút cay nồng là bí quyết riêng của từng nhà.Bà Thảo nấu mật sôi lên bằng chảo gang, sau đó đổ lạc nhân và gừng vào rồi đảo liền tay để tránh bị cháy. Còn vỏ chanh sẽ bỏ sau cùng khi kẹo đã chín để giữ được hương vị cay đậm đà.Bà Thảo nấu kẹo, làm thủ công. Bánh được tráng nướng bằng than đỏ rực trước khi đổ kẹo lên. Tay lật bánh liên tục để tránh bị cháy và có độ giòn, thơm mùi vừng đen.Trước đây, kẹo nấu xong sẽ đổ lên lá chuối hoặc giấy. Khi ăn, người ta sẽ lấy một ít nước bôi lên mặt sau để bóc lớp lót.Về sau, người ta thay thế lớp lót ấy bằng bánh đa vừng. Cách làm này tạo thêm rất nhiều hương vị cho kẹo bởi độ giòn của bánh đa nướng và độ thơm của vừng.Kẹo khi nấu chín phải căn giờ. Nếu để lâu kẹo sẽ cứng, còn chưa đủ thời gian kẹo sẽ dẻo, khó bẻ thành khuôn. Vì thế người thợ nấu bánh căn chỉnh thời gian sao cho lớp kẹo lạc đổ trên bánh đa có độ dẻo vừa đủ để khi ra khuôn vẫn đẹp mắt. Nhiều gia đình làm thành khuôn tròn theo bánh tráng, nhưng cũng có người bẻ bánh gập làm đôi theo hình cung trăng. Dù theo hình dáng nào nhưng kẹo vẫn phải đúng vị cu đơ Hương Sơn. Người dân sử dụng báo sấy nóng để bọc kẹo, giữ độ giòn và vị ngon của kẹo. Bánh được đóng 10 cái mỗi túi.Ăn một miếng cu đơ, nhấp một ngụm nước chè xanh, vừa có vị ngọt đậm đà, xen lẫn vị chát, hòa vào nhau rất thú vị.
Kẹo cu đơ có nguồn gốc từ xóm Thịnh Xá, một vùng quê nằm ở vùng hạ lưu sông Ngàn Phố, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Đến nay, nhiều gia đình ở huyện Hương Sơn vẫn giữ nghề truyền thống này như một nét văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Những ngày này, xưởng nấu kẹo Cu đơ của bà Nguyễn Thị Thảo (trú xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn) luôn rực lửa. Có những ngày khách đặt nhiều, bà thuê thêm 4 nhân công cùng nấu và đóng hàng ngàn kẹo để xuất bán.
Để kẹo được ngon, không quá cứng và đủ mùi vị ngọt bùi pha lẫn chút cay nồng là bí quyết riêng của từng nhà.
Bà Thảo nấu mật sôi lên bằng chảo gang, sau đó đổ lạc nhân và gừng vào rồi đảo liền tay để tránh bị cháy. Còn vỏ chanh sẽ bỏ sau cùng khi kẹo đã chín để giữ được hương vị cay đậm đà.
Bà Thảo nấu kẹo, làm thủ công. Bánh được tráng nướng bằng than đỏ rực trước khi đổ kẹo lên. Tay lật bánh liên tục để tránh bị cháy và có độ giòn, thơm mùi vừng đen.
Trước đây, kẹo nấu xong sẽ đổ lên lá chuối hoặc giấy. Khi ăn, người ta sẽ lấy một ít nước bôi lên mặt sau để bóc lớp lót.
Về sau, người ta thay thế lớp lót ấy bằng bánh đa vừng. Cách làm này tạo thêm rất nhiều hương vị cho kẹo bởi độ giòn của bánh đa nướng và độ thơm của vừng.
Kẹo khi nấu chín phải căn giờ. Nếu để lâu kẹo sẽ cứng, còn chưa đủ thời gian kẹo sẽ dẻo, khó bẻ thành khuôn. Vì thế người thợ nấu bánh căn chỉnh thời gian sao cho lớp kẹo lạc đổ trên bánh đa có độ dẻo vừa đủ để khi ra khuôn vẫn đẹp mắt.
Nhiều gia đình làm thành khuôn tròn theo bánh tráng, nhưng cũng có người bẻ bánh gập làm đôi theo hình cung trăng. Dù theo hình dáng nào nhưng kẹo vẫn phải đúng vị cu đơ Hương Sơn.
Người dân sử dụng báo sấy nóng để bọc kẹo, giữ độ giòn và vị ngon của kẹo. Bánh được đóng 10 cái mỗi túi.
Ăn một miếng cu đơ, nhấp một ngụm nước chè xanh, vừa có vị ngọt đậm đà, xen lẫn vị chát, hòa vào nhau rất thú vị.