Khi những tia sáng pháo hoa kết thúc trong sự hân hoan của người dân đón Tết Mậu Tuất 2018, đường phố Sài Gòn rạng sáng mùng 1 Tết trở nên vắng vẻ thì cũng là lúc người đàn ông này vác lên vai chiếc bao để đi dọc trên đường Mai Chí Thọ, quận 2 nhặt ve chai.Người đàn ông này tên Hưng, năm nay đã hơn 40 tuổi nhưng vẫn chưa có vợ con vì...quá nghèo. Anh Hưng quê ở một tỉnh miền Tây lên TP HCM làm đủ nghề từ bốc vác, thợ hồ...để kiếm tiền lo cho bản thân và cha mẹ già yếu ở quê. Tết đến, ai cũng muốn về nhà sum vầy cùng người thân, nhưng riêng anh Hưng thì Tết là "khổ nhất" vì không có việc làm, phải đi nhặt phế liệu, chai nước suối mới có tiền "cầm cự" đến khi các chủ thầu thuê làm việc trở lại.Người phụ nữ này quê ở một huyện nghèo của tỉnh Bình Phước. Bao năm nay đối với chị Tết là phải kiếm thêm tiền để gửi về quê lo cho 3 đứa con không phải chịu cảnh thiếu đói. "Năm nào cũng vậy, khi giao thừa có bắn pháo hoa thì tôi lại đẩy xe cá viên, khô mực... ra gần hầm Thủ Thiêm bán cho khách. Buồn nhất là khi pháo hoa rực sáng, mọi người reo vui chính là lúc tôi nhớ đến các con mình ở quê nhà đang nhớ mẹ", người phụ nữ này chia sẻ trong nước mắt.Bao năm qua, góc đường Phó Đức Chính - Nguyễn Thái Bình (quận 1, TP HCM) là nơi mưu sinh bất kể ngày đêm hay mưa gió của bà Tư. Những ngày Tết đối với bà là vô nghĩa và không khí giao thừa càng khiến những người như bà cảm thấy cô đơn hơn...Hơn 30 năm nay, bà Trần Thị Ngọc Anh (60 tuổi, ngụ quận 4, TP HCM) cặm cụi làm công việc vá xe đêm bên vỉa hè góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi, quận 1 để nuôi đứa cháu ngoại. Đêm giao thừa Tết Mậu Tuất, đứa cháu ngoại cũng "xuống đường" để phụ với bà bán nước, sửa xe cho khách đi ngắm pháo hoa.Ông Nguyễn Văn Khả, 61 tuổi, quê ở một tỉnh miền Trung mượn vỉa hè, con phố ở Sài Gòn làm chốn nương thân. Ông không muốn kể về biến cố nào đẩy đưa ông trở thành người ăn mày, lê la khắp nẻo đường Sài Gòn để xin tiền bá tánh. Đêm 30 Tết Mậu Tuất, "tiệc" tất niên của ông trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Học, quận 1 là hộp cơm có thịt được người đi đường cho.Nhắc đến Tết ông Khải rớm nước mắt và nói rằng nhiều năm qua ông ước ao có tiền để về quê thăm và xây lại mộ cho cha, mẹ. Thế nhưng bao cái Tết đã qua mà điều ước của ông vẫn chưa thực hiện được.Anh Hải, một người dân ở quận 4 xem Tết là cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn từ những cuốc xích lô chở khách.Giữa những tiếng cười vui rộn rã, nhạc hội rình rang mừng xuân mới ở khu phố Tây Bùi Viện quận 1, người đàn ông bán khô mực này trĩu nặng nỗi lo cơm áo gạo, tiền khi một mình ông phải lo cho cả gia đình 4 miệng ăn. "Làm vất vả cả năm ai lại chẳng muốn về sum họp cùng vợ và các con trong những ngày Tết. Tuy nhiên vì chi phí cho việc đi lại qua nhiều nên Tết này tôi ở lại Sài Gòn và đi bán kiếm tiền, qua Tết sẽ về thăm vợ con", người đàn ông quê ở Nam Định chia sẻ.Đêm giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng trong Tết cổ truyền của người Việt. Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi mọi người được quây quần bên nhau thì vẫn có những mảnh đời đang lặng lẽ mưu sinh.
Khi những tia sáng pháo hoa kết thúc trong sự hân hoan của người dân đón Tết Mậu Tuất 2018, đường phố Sài Gòn rạng sáng mùng 1 Tết trở nên vắng vẻ thì cũng là lúc người đàn ông này vác lên vai chiếc bao để đi dọc trên đường Mai Chí Thọ, quận 2 nhặt ve chai.
Người đàn ông này tên Hưng, năm nay đã hơn 40 tuổi nhưng vẫn chưa có vợ con vì...quá nghèo. Anh Hưng quê ở một tỉnh miền Tây lên TP HCM làm đủ nghề từ bốc vác, thợ hồ...để kiếm tiền lo cho bản thân và cha mẹ già yếu ở quê. Tết đến, ai cũng muốn về nhà sum vầy cùng người thân, nhưng riêng anh Hưng thì Tết là "khổ nhất" vì không có việc làm, phải đi nhặt phế liệu, chai nước suối mới có tiền "cầm cự" đến khi các chủ thầu thuê làm việc trở lại.
Người phụ nữ này quê ở một huyện nghèo của tỉnh Bình Phước. Bao năm nay đối với chị Tết là phải kiếm thêm tiền để gửi về quê lo cho 3 đứa con không phải chịu cảnh thiếu đói. "Năm nào cũng vậy, khi giao thừa có bắn pháo hoa thì tôi lại đẩy xe cá viên, khô mực... ra gần hầm Thủ Thiêm bán cho khách. Buồn nhất là khi pháo hoa rực sáng, mọi người reo vui chính là lúc tôi nhớ đến các con mình ở quê nhà đang nhớ mẹ", người phụ nữ này chia sẻ trong nước mắt.
Bao năm qua, góc đường Phó Đức Chính - Nguyễn Thái Bình (quận 1, TP HCM) là nơi mưu sinh bất kể ngày đêm hay mưa gió của bà Tư. Những ngày Tết đối với bà là vô nghĩa và không khí giao thừa càng khiến những người như bà cảm thấy cô đơn hơn...
Hơn 30 năm nay, bà Trần Thị Ngọc Anh (60 tuổi, ngụ quận 4, TP HCM) cặm cụi làm công việc vá xe đêm bên vỉa hè góc đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi, quận 1 để nuôi đứa cháu ngoại. Đêm giao thừa Tết Mậu Tuất, đứa cháu ngoại cũng "xuống đường" để phụ với bà bán nước, sửa xe cho khách đi ngắm pháo hoa.
Ông Nguyễn Văn Khả, 61 tuổi, quê ở một tỉnh miền Trung mượn vỉa hè, con phố ở Sài Gòn làm chốn nương thân. Ông không muốn kể về biến cố nào đẩy đưa ông trở thành người ăn mày, lê la khắp nẻo đường Sài Gòn để xin tiền bá tánh. Đêm 30 Tết Mậu Tuất, "tiệc" tất niên của ông trên vỉa hè đường Nguyễn Thái Học, quận 1 là hộp cơm có thịt được người đi đường cho.
Nhắc đến Tết ông Khải rớm nước mắt và nói rằng nhiều năm qua ông ước ao có tiền để về quê thăm và xây lại mộ cho cha, mẹ. Thế nhưng bao cái Tết đã qua mà điều ước của ông vẫn chưa thực hiện được.
Anh Hải, một người dân ở quận 4 xem Tết là cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn từ những cuốc xích lô chở khách.
Giữa những tiếng cười vui rộn rã, nhạc hội rình rang mừng xuân mới ở khu phố Tây Bùi Viện quận 1, người đàn ông bán khô mực này trĩu nặng nỗi lo cơm áo gạo, tiền khi một mình ông phải lo cho cả gia đình 4 miệng ăn. "Làm vất vả cả năm ai lại chẳng muốn về sum họp cùng vợ và các con trong những ngày Tết. Tuy nhiên vì chi phí cho việc đi lại qua nhiều nên Tết này tôi ở lại Sài Gòn và đi bán kiếm tiền, qua Tết sẽ về thăm vợ con", người đàn ông quê ở Nam Định chia sẻ.
Đêm giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng trong Tết cổ truyền của người Việt. Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi mọi người được quây quần bên nhau thì vẫn có những mảnh đời đang lặng lẽ mưu sinh.