Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.Chùa tọa lạc trên vùng đất cao ráo, rộng 10.000m2, ở phía hữu ngạn dòng sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy khoảng 4km về phía nam. Dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị cao về khảo cổ lịch sử, văn hóa và là điểm đến du lịch tâm linh của du khách gần xa.Phía trước cổng chùa Hoằng Phúc hiện còn một dịch môn hình vòm và được cây đa bao bọc, cổ kính, uy nghi.Theo sử sách ghi lại năm Minh Mạng thứ 4 (1823), vua đã ban xuất 100 lạng bạc kho để tu sửa lại chùa. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại ban cho 150 lạng bạc kho để sửa thêm. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần và có ông Tùng Thiện quận vương tháp tùng đến thăm chùa Hoằng Phúc và cấp cho 300 lạng bạc để trùng tu lại chùa. Quá trình trùng tu bảo vệ theo dòng chảy lịch sử mãi đến hôm nay, chùa được xây dựng khang trang, sạch đẹp.Dù ở không gian nào thì chùa Hoằng Phúc luôn rợp bóng cây xanh, tươi mát, yên bình, thanh tịnh.Chùa Hoằng Phúc không chỉ là nơi thờ Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa là nơi nuôi giấu, bảo vệ cách mạng.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, chùa Hoằng Phúc hiện vẫn còn lưu giữ một số cổ vật và di tích cổ. Hiện tại trên nền chùa cũ vẫn còn 1 Tam quan với rễ cây cổ thụ ôm quanh linh thiêng. Được biết, Tam quan ở chùa Hoằng Phúc được bố trí thành 3 cổng tách rời nhau, với hệ thống tường không giống Tam quan của đa số chùa Việt.Với cảnh quan đẹp, thanh tịnh, năm 2014, ngôi chùa được phục dựng, tôn tạo theo hướng chùa Việt truyền thống, gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa tả hữu hành lang, nhà thờ tổ, am hoá vàng và chính thức khánh hạ vào năm 2016.Với sự phát tâm công đức của nhiều tổ chức, cá nhân, chùa Hoằng Phúc vốn dĩ đẹp nay lại đẹp và thanh tịnh hơn.Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, cuối năm 2015, chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngôi chùa là không gian để người dân và du khách tìm về những yếu tố văn hóa tâm linh, những giá trị truyền thống đặc sắc của quê hương, đất nước.Hoằng Phúc cổ tự, ngôi chùa hơn 700 năm với những ý nghĩa giá trị lịch sử, vẻ đẹp bình yên, thanh tịnh sẽ là địa chỉ du lịch tâm linh mà du khách gần xa tìm đến khi có dịp về với quê hương Quảng Bình.Mời quý độc giả xem video: Mục sở thị ngôi chùa trắng huyền ảo giữa những tầng mây.
Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.
Chùa tọa lạc trên vùng đất cao ráo, rộng 10.000m2, ở phía hữu ngạn dòng sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy khoảng 4km về phía nam. Dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị cao về khảo cổ lịch sử, văn hóa và là điểm đến du lịch tâm linh của du khách gần xa.
Phía trước cổng chùa Hoằng Phúc hiện còn một dịch môn hình vòm và được cây đa bao bọc, cổ kính, uy nghi.
Theo sử sách ghi lại năm Minh Mạng thứ 4 (1823), vua đã ban xuất 100 lạng bạc kho để tu sửa lại chùa. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại ban cho 150 lạng bạc kho để sửa thêm. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần và có ông Tùng Thiện quận vương tháp tùng đến thăm chùa Hoằng Phúc và cấp cho 300 lạng bạc để trùng tu lại chùa. Quá trình trùng tu bảo vệ theo dòng chảy lịch sử mãi đến hôm nay, chùa được xây dựng khang trang, sạch đẹp.
Dù ở không gian nào thì chùa Hoằng Phúc luôn rợp bóng cây xanh, tươi mát, yên bình, thanh tịnh.
Chùa Hoằng Phúc không chỉ là nơi thờ Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa là nơi nuôi giấu, bảo vệ cách mạng.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, chùa Hoằng Phúc hiện vẫn còn lưu giữ một số cổ vật và di tích cổ. Hiện tại trên nền chùa cũ vẫn còn 1 Tam quan với rễ cây cổ thụ ôm quanh linh thiêng. Được biết, Tam quan ở chùa Hoằng Phúc được bố trí thành 3 cổng tách rời nhau, với hệ thống tường không giống Tam quan của đa số chùa Việt.
Với cảnh quan đẹp, thanh tịnh, năm 2014, ngôi chùa được phục dựng, tôn tạo theo hướng chùa Việt truyền thống, gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa tả hữu hành lang, nhà thờ tổ, am hoá vàng và chính thức khánh hạ vào năm 2016.
Với sự phát tâm công đức của nhiều tổ chức, cá nhân, chùa Hoằng Phúc vốn dĩ đẹp nay lại đẹp và thanh tịnh hơn.
Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, cuối năm 2015, chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngôi chùa là không gian để người dân và du khách tìm về những yếu tố văn hóa tâm linh, những giá trị truyền thống đặc sắc của quê hương, đất nước.
Hoằng Phúc cổ tự, ngôi chùa hơn 700 năm với những ý nghĩa giá trị lịch sử, vẻ đẹp bình yên, thanh tịnh sẽ là địa chỉ du lịch tâm linh mà du khách gần xa tìm đến khi có dịp về với quê hương Quảng Bình.
Mời quý độc giả xem video: Mục sở thị ngôi chùa trắng huyền ảo giữa những tầng mây.