Tuyến QL3 nối Bắc Kạn với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng sạt lở nhiều vị trí khiến giao thông ngưng trệ trong buổi sáng 31/7. (Ảnh: VOV)Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến 30/7 tại các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 7 người chết và mất tích, hàng trăm điểm sạt lở (trong đó: Hà Giang 2 người, Điện Biên 2 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người, Bắc Giang 1 người). Nguyên nhân chủ yếu do người dân tham gia giao thông bị lũ cuốn trôi, đất đá sạt lở vùi lấp. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ (Nguồn: Báo Hà Giang)Tại Thái Nguyên, mưa lớn gây sạt lở cục bộ và khiến nhiều tuyến đường tạihuyện Định Hóa cùng một số khu vực ngập sâu giao thông tê liệt. Đất, đá sạt lở tràn xuống nhà người dân làm hư hỏng công trình. Sạt lở đất cục bộ gây hư hại tài sản của người dân. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)Mực nước lũ trong sông lên cao, gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông. Ảnh: Nhiều nhà dân ở xã Yên Ninh bị ngập. (Nguồn: Báo Thái Nguyên)Tại Sơn La, hơn 1.000 mét khối đất đá sạt lở xuống Quốc lộ 4G khiến giao thông bị ách tắc. Chiều 31.7, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La cho biết, khoảng 12h30 cùng ngày đã xảy ra vụ sạt lở taluy dương tại Km14+500 Quốc lộ 4G, thuộc địa phận bản Nà Viền, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn. (Ảnh: VOV)Tại thành phố Sơn La, nước ngập cây cối ruộng vườn, nhà cửa, cao đến 2-3 mét và chưa có dấu hiệu rút đi. Bè ghép tre là phương tiện đi lại duy nhất của bà con. Hiện chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã hoàn tất việc di chuyển các hộ ngập úng nặng đến ở xen ghép với các hộ không bị ngập. (Ảnh: TTXVN)Tại Điện Biên, mưa lũ kéo dài từ nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Trên tuyến Quốc lộ 6 có nhiều điểm sạt lở và ngập úng như tại Km22+200, Km395+259 khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Huy động máy múc dọn đất, đá cùng cây cối trên tuyến Quốc lộ 12, đoạn qua xã Mường Pồn. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến ngày 2/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200 mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Mưa lớn gây ngập úng tại khu vực Bản Viển, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. (Nguồn: VTV).Cơ quan khí tượng dự báo từ đêm 2 - 5/8, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Ảnh: Sạt lở tại khu vực Đèo Hoa km400+150 quốc lộ 6 (Nguồn: Báo Điện Biên Phủ).>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản:
Tuyến QL3 nối Bắc Kạn với các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng sạt lở nhiều vị trí khiến giao thông ngưng trệ trong buổi sáng 31/7. (Ảnh: VOV)
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đợt mưa lũ từ ngày 27/7 đến 30/7 tại các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ đã làm 7 người chết và mất tích, hàng trăm điểm sạt lở (trong đó: Hà Giang 2 người, Điện Biên 2 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người, Bắc Giang 1 người). Nguyên nhân chủ yếu do người dân tham gia giao thông bị lũ cuốn trôi, đất đá sạt lở vùi lấp. Ảnh: Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang giúp dân khắc phục hậu quả mưa lũ (Nguồn: Báo Hà Giang)
Tại Thái Nguyên, mưa lớn gây sạt lở cục bộ và khiến nhiều tuyến đường tạihuyện Định Hóa cùng một số khu vực ngập sâu giao thông tê liệt. Đất, đá sạt lở tràn xuống nhà người dân làm hư hỏng công trình. Sạt lở đất cục bộ gây hư hại tài sản của người dân. (Ảnh: Báo Thái Nguyên)
Mực nước lũ trong sông lên cao, gây ngập lụt sâu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trông thủy sản và nhiều vùng dân cư của địa phương. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp ven sông. Ảnh: Nhiều nhà dân ở xã Yên Ninh bị ngập. (Nguồn: Báo Thái Nguyên)
Tại Sơn La, hơn 1.000 mét khối đất đá sạt lở xuống Quốc lộ 4G khiến giao thông bị ách tắc. Chiều 31.7, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Sơn La cho biết, khoảng 12h30 cùng ngày đã xảy ra vụ sạt lở taluy dương tại Km14+500 Quốc lộ 4G, thuộc địa phận bản Nà Viền, xã Chiềng Kheo, huyện Mai Sơn. (Ảnh: VOV)
Tại thành phố Sơn La, nước ngập cây cối ruộng vườn, nhà cửa, cao đến 2-3 mét và chưa có dấu hiệu rút đi. Bè ghép tre là phương tiện đi lại duy nhất của bà con. Hiện chính quyền địa phương và lực lượng chức năng đã hoàn tất việc di chuyển các hộ ngập úng nặng đến ở xen ghép với các hộ không bị ngập. (Ảnh: TTXVN)
Tại Điện Biên, mưa lũ kéo dài từ nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Trên tuyến Quốc lộ 6 có nhiều điểm sạt lở và ngập úng như tại Km22+200, Km395+259 khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Huy động máy múc dọn đất, đá cùng cây cối trên tuyến Quốc lộ 12, đoạn qua xã Mường Pồn. (Ảnh: Phan Quân/TTXVN)
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đến ngày 2/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200 mm, nguy cơ cao tiếp tục xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất. Ảnh: Mưa lớn gây ngập úng tại khu vực Bản Viển, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. (Nguồn: VTV).
Cơ quan khí tượng dự báo từ đêm 2 - 5/8, Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to; Trung Bộ chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Người dân cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp. Ảnh: Sạt lở tại khu vực Đèo Hoa km400+150 quốc lộ 6 (Nguồn: Báo Điện Biên Phủ).
>>> Mời độc giả xem thêm video Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản: