Như những người lính công an, những nữ cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) bắt đầu ngày làm việc từ khi đường phố còn vắng vẻ.Thượng sĩ Nguyễn Thị Thanh Hoà (Đội Chữa cháy Chuyên nghiệp - Phòng CSPCCC số 8, CS PCCC Hà Nội) cho biết: "Xuất phát từ lòng yêu nghề nên mặc dù là nữ giới nhưng em vẫn chọn công việc tương đối khó khăn như ngành lính cứu hoả. Và em thấy tự hào khi được đứng trong lực lượng CS PCCC góp một phần công sức nhỏ bé của mình mang lại sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân".Còn Thiếu uý Nguyễn Thị Phương Thảo (Đội Cứu nạn Cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC số 8, CS PCCC Hà Nội) thì chia sẻ: "Là nữ giới, em nhận được nhiều sự hỗ trợ của các đồng nghiệp nam trong lúc trực tiếp cứu hộ. Chính vì vậy, trong công việc hàng ngày, em luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao để có thể làm giúp thêm một số việc nhỏ nữa cho mọi người".Vì là nữ nên Thảo và Hoà được giao nhiều công việc chuyên môn hơn.Tuy nhiên, trong giờ huấn luyện hàng ngày, cả 2 nữ chiến sĩ vẫn rất hăng hái luyện tập, trang bị kỹ năng cho bản thân để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy."Em rất thích những buổi đi tuyên truyền, bởi bằng kiến thức phòng cháy của mình em sẽ giúp mọi người trong đó có cả người thân của em có thể tự phòng, chữa cháy hay thoát nạn khi có hoả hoạn" - Thiếu uý Thảo chia sẻ.Trong các giờ huấn luyện, nhiệm vụ chính của Thảo và Hoà là hướng dẫn chiến sĩ những kỹ năng cơ bản trong công tác chữa cháy, cứu hộ.Thượng sĩ Hoà cùng đồng đội trong buổi diễn tập phương án cứu hộ người dân trong một đám cháy chung cư cao tầng.Với tố chất của người phụ nữ Việt Nam, sau giờ làm việc căng thẳng, 2 nữ cảnh sát PCCC vẫn có thói quen vào bếp cùng phụ giúp chuẩn bị bữa ăn cho cả Đội.Đại uý Trần Khắc Tuân (Đội trưởng Đội Chữa cháy chuyên nghiệp quân Hoàng Mai) nhận xét: "Mặc dù là nữ nhưng 2 đồng chí Hoà và Thảo luôn hoàn thành tốt cả nhiệm vụ chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, với vẻ bề ngoài thân thiện, 2 nữ đồng nghiệp của chúng tôi còn có nhiều lợi thế trong công tác tuyên truyền với người dân về công tác phòng và chữa cháy".
Như những người lính công an, những nữ cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) bắt đầu ngày làm việc từ khi đường phố còn vắng vẻ.
Thượng sĩ Nguyễn Thị Thanh Hoà (Đội Chữa cháy Chuyên nghiệp - Phòng CSPCCC số 8, CS PCCC Hà Nội) cho biết: "Xuất phát từ lòng yêu nghề nên mặc dù là nữ giới nhưng em vẫn chọn công việc tương đối khó khăn như ngành lính cứu hoả. Và em thấy tự hào khi được đứng trong lực lượng CS PCCC góp một phần công sức nhỏ bé của mình mang lại sự bình yên và hạnh phúc cho nhân dân".
Còn Thiếu uý Nguyễn Thị Phương Thảo (Đội Cứu nạn Cứu hộ, Phòng Cảnh sát PCCC số 8, CS PCCC Hà Nội) thì chia sẻ: "Là nữ giới, em nhận được nhiều sự hỗ trợ của các đồng nghiệp nam trong lúc trực tiếp cứu hộ. Chính vì vậy, trong công việc hàng ngày, em luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao để có thể làm giúp thêm một số việc nhỏ nữa cho mọi người".
Vì là nữ nên Thảo và Hoà được giao nhiều công việc chuyên môn hơn.
Tuy nhiên, trong giờ huấn luyện hàng ngày, cả 2 nữ chiến sĩ vẫn rất hăng hái luyện tập, trang bị kỹ năng cho bản thân để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra cháy.
"Em rất thích những buổi đi tuyên truyền, bởi bằng kiến thức phòng cháy của mình em sẽ giúp mọi người trong đó có cả người thân của em có thể tự phòng, chữa cháy hay thoát nạn khi có hoả hoạn" - Thiếu uý Thảo chia sẻ.
Trong các giờ huấn luyện, nhiệm vụ chính của Thảo và Hoà là hướng dẫn chiến sĩ những kỹ năng cơ bản trong công tác chữa cháy, cứu hộ.
Thượng sĩ Hoà cùng đồng đội trong buổi diễn tập phương án cứu hộ người dân trong một đám cháy chung cư cao tầng.
Với tố chất của người phụ nữ Việt Nam, sau giờ làm việc căng thẳng, 2 nữ cảnh sát PCCC vẫn có thói quen vào bếp cùng phụ giúp chuẩn bị bữa ăn cho cả Đội.
Đại uý Trần Khắc Tuân (Đội trưởng Đội Chữa cháy chuyên nghiệp quân Hoàng Mai) nhận xét: "Mặc dù là nữ nhưng 2 đồng chí Hoà và Thảo luôn hoàn thành tốt cả nhiệm vụ chuyên môn lẫn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, với vẻ bề ngoài thân thiện, 2 nữ đồng nghiệp của chúng tôi còn có nhiều lợi thế trong công tác tuyên truyền với người dân về công tác phòng và chữa cháy".