Triệt phá 2 đường dây mua bán hàng ngàn dữ liệu cá nhân: Ngày 31/8, Phòng An ninh mạng (Công an TP. Đà Nẵng) cho biết, vừa triệt phá thành công hai đường dây chuyên mua bán dữ liệu cá nhân, sim rác và tài khoản ngân hàng quy mô lớn. Lực lượng công an bắt quả tang một nhóm gồm 6 đối tượng do Nguyễn Văn Hiếu (SN 1993, ngụ Phương Diên, Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cầm đầu và đồng bọn đang thực hiện hành vi sử dụng trái phép thông tin về CCCD của nhiều người khác để mở tài khoản ngân hàng trực tuyến trên mạng internet để bán lại thu lợi bất chính.Nguyễn Văn Hiếu sử dụng tài khoản Telegram tên "Hiểu Hiểu" liên hệ với 2 tài khoản Telegram tên "Phep xinh" và "lưu ho so" để mua khoảng 10.000 bộ hồ sơ thông tin cá nhân (gồm: mặt trước, mặt sau CCCD và ảnh chụp khuôn mặt) và 7.343 thẻ sim kích hoạt sẵn. Sau đó, Hiếu đưa bộ thông tin cá nhân và sim này này cho các đối tượng trong nhóm để mở tài khoản trực tuyến của ngân hàng BIDV và ví điện tử các loại. Đến khi bị cơ quan Công an phát hiện, nhóm của Hiếu đăng ký được khoảng 20.000 (hai mươi nghìn) tài khoản ngân hàng và ví điện tử. Sau đó, Hiếu bán lại các tài khoản trên.Cùng ngày, lực lượng Công an tiếp tục bắt quả tang một nhóm gồm 5 đối tượng do Phan Văn Luân (SN 1997, trú thôn Tây Hải, Quảng Ngạn, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cầm đầu và đồng bọn đang thực hiện hành vi sử dụng trái phép thông tin về CCCD của nhiều người khác để mở tài khoản ngân hàng trực tuyến trên mạng internet nhằm thu lợi bất chính.Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện thông tin lưu trữ trên các thiết bị điện tử bao gồm: máy tính, điện thoại di động của Phan Văn Luân. Qua đó, xác định Luân đang tàng trữ 307 thông tin về tài khoản ngân hàng. Trong đó, có tối thiểu 52 tài khoản ngân hàng đang còn đăng nhập bằng ứng dụng của ngân hàng (app) internet banking (chuyển khoản, nhận chuyển khoản thông qua mạng internet) đang sử dụng được. Đến khi bị cơ quan Công an phát hiện, nhóm của Luân đã đăng ký được khoảng 13.000 tài khoản ngân hàng và các ví điện tử. Nhân viên 13 ngân hàng bị điều tra bán thông tin tài khoản của khách: Ngày 20/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Đà Nẵng cho biết đã khởi tố vụ án Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, theo Điều 291 Bộ luật Hình sự. Vụ án khởi nguồn từ việc tại Đà Nẵng xuất hiện một nhóm người đăng trên Facebook, Telegram, Zalo các bài viết làm dịch vụ "tra soát thông tin cá nhân của khách hàng tại 22 hệ thống ngân hàng trên toàn quốc".Công an thành phố điều tra và phát hiện đường dây mua bán, trao đổi trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Nam, 30 tuổi, trú tại Đà Nẵng là nghi phạm đầu tiên bị tạm giữ. Nhiều nhân viên của 13 ngân hàng thương mại cổ phần ở một số địa phương bị triệu tập. Khi có khách liên hệ mua thông tin tài khoản ngân hàng (chủ tài khoản, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ, số điện thoại internet banking...), Nam liên hệ các đầu mối trên mạng và một số nhân viên ngân hàng để tra soát, thu thập thông tin. Tùy từng ngân hàng, Nam trả tiền cho người cung cấp giá từ 200.000 đồng đến 1,9 triệu đồng/tài khoản, hưởng chênh lệch khi bán từ 300.000 đồng đến 2,2 triệu đồng. Nam thừa nhận đã trao đổi, mua bán thông tin hơn 200 tài khoản và thu lợi bất chính hơn 400 triệu đồng. (Ảnh minh họa, nguồn Internet) Hai vụ việc mua bán dữ liệu gây sốt ở Phú Thọ: Tháng 11/2022, Công an tỉnh Phú Thọ công bố kết quả triệt phá đồng thời 2 đường dây thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân với số lượng lớn, để thu lời bất chính. Trong đó, nhóm đối tượng thứ nhất quản trị một nhóm kín (group) trên mạng xã hội Facebook có tên “Data khách hàng tiềm năng” để trao đổi, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, gồm: Số điện thoại, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thư điện tử (email)...Công an xác định các đối tượng này đã xây dựng phần mềm có khả năng ghi nhận, thu thập các thông tin cá nhân người khác trên tài khoản Facebook, Zalo, Google... và lưu trữ vào máy tính hoạt động như một máy chủ ảo, cho phép truy cập từ xa. Sau đó, các đối tượng tạo tài khoản đăng nhập và mật khẩu cho truy cập, tra cứu, trích xuất dữ liệu và bán cho khách hàng có nhu cầu. Từ tháng 3 đến tháng 5/2022, các đối tượng đã thu thập thông tin của hơn 2,3 triệu cá nhân, trong đó có nhiều dữ liệu liên quan đến bí mật cá nhân, như nghề nghiệp, tiền sử bệnh lý, số điện thoại, email,... và bán nhiều lần, thu lời bất chính khoảng 600 triệu đồng và chia nhau theo tỷ lệ 50/50. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)Nhóm đối tượng thứ hai hoạt động thu thập, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, gồm: Số điện thoại, vị trí địa chỉ truy cập... của người sử dụng mạng 3G, 4G truy cập vào địa chỉ website bất kỳ, theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Các đối tượng sử dụng đã dùng phần mềm có khả năng ghi nhận, thu thập các thông tin cá nhân người khác trên tài khoản facebook, google, điện thoại di động... rồi sử dụng mạng xã hội để quảng bá, lôi kéo các tài khoản mới tham gia nhóm kín và thỏa thuận mua bán các thông tin cá nhân. Công an xác định nhóm này có hơn 10.000 thành viên tham gia, từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022, nhóm này đã thu thập và bán hơn 400.000 dữ liệu thông tin cá nhân, hưởng lợi hơn 1 tỷ đồng. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)Hàng tỷ dữ liệu cá nhân, tổ chức bị mua bán trên mạng: Tháng 1/2022, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triệt phá đường dây mua bán dữ liệu cá nhân trái phép có quy mô liên tỉnh và lớn nhất tại địa phương, khởi tố 5 đối tượng về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.Trước đó, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện nhóm “mua bán data mới 2020” trên Facebook có khoảng 300 thành viên, hoạt động mua bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân trái phép với giá 1.000 đồng/thông tin. Các đối tượng thường trao đổi thông tin qua Zalo, Messenger và chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng. Kết quả điều tra xác định, nhóm này đã mua, bán khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên toàn quốc, thu lời bất chính 2,3 tỷ đồng.Một vụ việc tương tự, giữa năm 2021, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Văn phòng Cơ quan CSĐT - Bộ Công an triệt phá đường dây mua bán, sử dụng, trái phép dữ liệu cá nhân lớn nhất từ trước tới nay xảy ra tại Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành. Kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng đã thu thập, chiếm đoạt, mua trái phép gần 1.300GB dữ liệu, chứa hàng tỷ thông tin khách hàng trong ngành điện lực, giáo dục, ngân hàng, đăng ký kinh doanh, bảo hiểm, hộ khẩu, dữ liệu viễn thông, thuê bao điện thoại, bất động sản... để rao bán. Điều đáng nói, các đối tượng còn cam kết tính chính xác và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua.Qua những sự việc trên, trong trường hợp bị lộ CMND/CCCD, để biết mình có bị giả thông tin vay nợ hay không, có thể tự kiểm tra thông tin thông qua trung tâm Thông tin Tín dụng CIC bằng cách truy cập địa chỉ https://cic.gov.vn/ hoặc tải ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Để kiểm tra số CMND/CCCD của mình đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, có thể soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414. Nếu phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)Trường hợp nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra. Khi bị mất giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, giấy phép lái xe, cần trình báo với cơ quan chức năng để thông báo về việc bị mất, đồng thời làm lại các loại giấy tờ này. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)>>> Xem thêm video: Vụ 3 công an “bắn nhầm” dê của dân xuất hiện nhiều clip trên mạng.
Triệt phá 2 đường dây mua bán hàng ngàn dữ liệu cá nhân: Ngày 31/8, Phòng An ninh mạng (Công an TP. Đà Nẵng) cho biết, vừa triệt phá thành công hai đường dây chuyên mua bán dữ liệu cá nhân, sim rác và tài khoản ngân hàng quy mô lớn. Lực lượng công an bắt quả tang một nhóm gồm 6 đối tượng do Nguyễn Văn Hiếu (SN 1993, ngụ Phương Diên, Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) cầm đầu và đồng bọn đang thực hiện hành vi sử dụng trái phép thông tin về CCCD của nhiều người khác để mở tài khoản ngân hàng trực tuyến trên mạng internet để bán lại thu lợi bất chính.
Nguyễn Văn Hiếu sử dụng tài khoản Telegram tên "Hiểu Hiểu" liên hệ với 2 tài khoản Telegram tên "Phep xinh" và "lưu ho so" để mua khoảng 10.000 bộ hồ sơ thông tin cá nhân (gồm: mặt trước, mặt sau CCCD và ảnh chụp khuôn mặt) và 7.343 thẻ sim kích hoạt sẵn. Sau đó, Hiếu đưa bộ thông tin cá nhân và sim này này cho các đối tượng trong nhóm để mở tài khoản trực tuyến của ngân hàng BIDV và ví điện tử các loại. Đến khi bị cơ quan Công an phát hiện, nhóm của Hiếu đăng ký được khoảng 20.000 (hai mươi nghìn) tài khoản ngân hàng và ví điện tử. Sau đó, Hiếu bán lại các tài khoản trên.
Cùng ngày, lực lượng Công an tiếp tục bắt quả tang một nhóm gồm 5 đối tượng do Phan Văn Luân (SN 1997, trú thôn Tây Hải, Quảng Ngạn, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cầm đầu và đồng bọn đang thực hiện hành vi sử dụng trái phép thông tin về CCCD của nhiều người khác để mở tài khoản ngân hàng trực tuyến trên mạng internet nhằm thu lợi bất chính.
Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện thông tin lưu trữ trên các thiết bị điện tử bao gồm: máy tính, điện thoại di động của Phan Văn Luân. Qua đó, xác định Luân đang tàng trữ 307 thông tin về tài khoản ngân hàng. Trong đó, có tối thiểu 52 tài khoản ngân hàng đang còn đăng nhập bằng ứng dụng của ngân hàng (app) internet banking (chuyển khoản, nhận chuyển khoản thông qua mạng internet) đang sử dụng được. Đến khi bị cơ quan Công an phát hiện, nhóm của Luân đã đăng ký được khoảng 13.000 tài khoản ngân hàng và các ví điện tử.
Nhân viên 13 ngân hàng bị điều tra bán thông tin tài khoản của khách: Ngày 20/6, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an Đà Nẵng cho biết đã khởi tố vụ án Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng, theo Điều 291 Bộ luật Hình sự. Vụ án khởi nguồn từ việc tại Đà Nẵng xuất hiện một nhóm người đăng trên Facebook, Telegram, Zalo các bài viết làm dịch vụ "tra soát thông tin cá nhân của khách hàng tại 22 hệ thống ngân hàng trên toàn quốc".
Công an thành phố điều tra và phát hiện đường dây mua bán, trao đổi trái phép thông tin tài khoản ngân hàng. Nam, 30 tuổi, trú tại Đà Nẵng là nghi phạm đầu tiên bị tạm giữ. Nhiều nhân viên của 13 ngân hàng thương mại cổ phần ở một số địa phương bị triệu tập. Khi có khách liên hệ mua thông tin tài khoản ngân hàng (chủ tài khoản, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ, số điện thoại internet banking...), Nam liên hệ các đầu mối trên mạng và một số nhân viên ngân hàng để tra soát, thu thập thông tin. Tùy từng ngân hàng, Nam trả tiền cho người cung cấp giá từ 200.000 đồng đến 1,9 triệu đồng/tài khoản, hưởng chênh lệch khi bán từ 300.000 đồng đến 2,2 triệu đồng. Nam thừa nhận đã trao đổi, mua bán thông tin hơn 200 tài khoản và thu lợi bất chính hơn 400 triệu đồng. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Hai vụ việc mua bán dữ liệu gây sốt ở Phú Thọ: Tháng 11/2022, Công an tỉnh Phú Thọ công bố kết quả triệt phá đồng thời 2 đường dây thu thập, mua bán trái phép thông tin cá nhân với số lượng lớn, để thu lời bất chính. Trong đó, nhóm đối tượng thứ nhất quản trị một nhóm kín (group) trên mạng xã hội Facebook có tên “Data khách hàng tiềm năng” để trao đổi, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, gồm: Số điện thoại, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thư điện tử (email)...
Công an xác định các đối tượng này đã xây dựng phần mềm có khả năng ghi nhận, thu thập các thông tin cá nhân người khác trên tài khoản Facebook, Zalo, Google... và lưu trữ vào máy tính hoạt động như một máy chủ ảo, cho phép truy cập từ xa. Sau đó, các đối tượng tạo tài khoản đăng nhập và mật khẩu cho truy cập, tra cứu, trích xuất dữ liệu và bán cho khách hàng có nhu cầu. Từ tháng 3 đến tháng 5/2022, các đối tượng đã thu thập thông tin của hơn 2,3 triệu cá nhân, trong đó có nhiều dữ liệu liên quan đến bí mật cá nhân, như nghề nghiệp, tiền sử bệnh lý, số điện thoại, email,... và bán nhiều lần, thu lời bất chính khoảng 600 triệu đồng và chia nhau theo tỷ lệ 50/50. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Nhóm đối tượng thứ hai hoạt động thu thập, mua bán dữ liệu thông tin cá nhân, gồm: Số điện thoại, vị trí địa chỉ truy cập... của người sử dụng mạng 3G, 4G truy cập vào địa chỉ website bất kỳ, theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng. Các đối tượng sử dụng đã dùng phần mềm có khả năng ghi nhận, thu thập các thông tin cá nhân người khác trên tài khoản facebook, google, điện thoại di động... rồi sử dụng mạng xã hội để quảng bá, lôi kéo các tài khoản mới tham gia nhóm kín và thỏa thuận mua bán các thông tin cá nhân. Công an xác định nhóm này có hơn 10.000 thành viên tham gia, từ tháng 3/2021 đến tháng 8/2022, nhóm này đã thu thập và bán hơn 400.000 dữ liệu thông tin cá nhân, hưởng lợi hơn 1 tỷ đồng. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Hàng tỷ dữ liệu cá nhân, tổ chức bị mua bán trên mạng: Tháng 1/2022, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế triệt phá đường dây mua bán dữ liệu cá nhân trái phép có quy mô liên tỉnh và lớn nhất tại địa phương, khởi tố 5 đối tượng về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.
Trước đó, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện nhóm “mua bán data mới 2020” trên Facebook có khoảng 300 thành viên, hoạt động mua bán, trao đổi dữ liệu thông tin cá nhân trái phép với giá 1.000 đồng/thông tin. Các đối tượng thường trao đổi thông tin qua Zalo, Messenger và chuyển tiền qua các tài khoản ngân hàng. Kết quả điều tra xác định, nhóm này đã mua, bán khoảng 6,2 triệu thông tin dữ liệu cá nhân trên toàn quốc, thu lời bất chính 2,3 tỷ đồng.
Một vụ việc tương tự, giữa năm 2021, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Văn phòng Cơ quan CSĐT - Bộ Công an triệt phá đường dây mua bán, sử dụng, trái phép dữ liệu cá nhân lớn nhất từ trước tới nay xảy ra tại Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh thành. Kết quả điều tra cho thấy, các đối tượng đã thu thập, chiếm đoạt, mua trái phép gần 1.300GB dữ liệu, chứa hàng tỷ thông tin khách hàng trong ngành điện lực, giáo dục, ngân hàng, đăng ký kinh doanh, bảo hiểm, hộ khẩu, dữ liệu viễn thông, thuê bao điện thoại, bất động sản... để rao bán. Điều đáng nói, các đối tượng còn cam kết tính chính xác và có khả năng cập nhật dữ liệu, trích xuất dữ liệu theo yêu cầu người mua.
Qua những sự việc trên, trong trường hợp bị lộ CMND/CCCD, để biết mình có bị giả thông tin vay nợ hay không, có thể tự kiểm tra thông tin thông qua trung tâm Thông tin Tín dụng CIC bằng cách truy cập địa chỉ https://cic.gov.vn/ hoặc tải ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Để kiểm tra số CMND/CCCD của mình đã đăng ký bao nhiêu sim chính chủ, có thể soạn tin nhắn theo cú pháp TTTB gửi 1414. Nếu phát hiện một số điện thoại khác mà không phải do mình đăng ký cần nhanh chóng liên hệ đến nhà mạng để phản ánh kịp thời. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Trường hợp nghi ngờ bị lợi dụng lấy số CNMD/CCCD để đăng ký mã số thuế ảo, có thể truy cập vào địa chỉ https://canhan.gdt.gov.vn/, sau đó nhập thông tin để kiểm tra. Khi bị mất giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, giấy phép lái xe, cần trình báo với cơ quan chức năng để thông báo về việc bị mất, đồng thời làm lại các loại giấy tờ này. (Ảnh minh họa, nguồn Internet)