Đến huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm này, điều du khách cảm nhận là sự choáng ngợp trước cảnh hoa vải thiều bung nở trắng khắp các triền đồi. Màu trắng thuần khiết của hoa vải nối tiếp nhau trải dài bên những miệt vườn. Thật lạ kỳ, trên mảnh đất này đều có sự góp mặt của những loài cây nổi tiếng thơm ngon như: vải thiều, hồng Nhân hậu, na dai, cam đường Canh, táo Thiện phiến, nếp Phì Điền, gạo Bao Thai hồng…Riêng vải thiều, loài quả từng được xem là sản vật tiến vua, là cây xóa đói giảm nghèo đang khoe sắc, đua hương giữa tiết xuân, hứa hẹn một vụ mùa bội thu, được giá với niềm mong đợi của người dân vùng đất vải.Hoa vải không trắng tinh như hoa cà phê, mà có màu trắng trong tinh khiết. Hương của hoa vải cũng không nồng nàn như hương của hoa cam, hoa bưởi mà dịu dàng, phải lặng ngắm và thật tinh tế mới cảm nhận được hương hoa. Hoa vải nở rộ cũng là dịp để các chú ong tranh thủ đi hút mật hoa.Các em bé người dân tộc Nùng ở xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, chơi đùa trong vườn vải của gia đình. Theo các gia đình trồng vải huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thời gian qua, thời tiết có nhiều ngày lạnh sâu tạo điều kiện cho cây vải phân hóa mầm hoa cộng với vải được chăm sóc tốt giúp ra hoa đạt tỷ lệ cao, hiện đạt hơn 70%, trong đó diện tích vải sớm tỷ lệ ra hoa đạt khoảng 90%.Để có mùa vải thiều thắng lợi, ngoài việc phụ thuộc vào thiên nhiên, còn rất cần sự chăm sóc đúng kỹ thuật của những người chủ vườn cần mẫn. Giúp người dân chăm sóc vải thiều đạt hiệu quả cao, UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền cơ sở hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cho bà con như: Tưới nước đủ ẩm kết hợp phun các loại phân bón lá và chất điều tiết sinh trưởng tăng khả năng đậu quả, giữ quả, năng suất và chất lượng.Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại vải thiều, nhất là bệnh sương mai, thán thư, bọ xít, sâu đo, rệp muộn…gây hại vải thiều đã ra hoa.Năm nay, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có kế hoạch sản xuất hơn 15,7 nghìn ha vải thiều. Trong đó, diện tích vải sớm gần 2,8 nghìn ha, còn lại là vải thiều chính vụ và vải muộn. Nguồn: VOV
Đến huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào thời điểm này, điều du khách cảm nhận là sự choáng ngợp trước cảnh hoa vải thiều bung nở trắng khắp các triền đồi. Màu trắng thuần khiết của hoa vải nối tiếp nhau trải dài bên những miệt vườn. Thật lạ kỳ, trên mảnh đất này đều có sự góp mặt của những loài cây nổi tiếng thơm ngon như: vải thiều, hồng Nhân hậu, na dai, cam đường Canh, táo Thiện phiến, nếp Phì Điền, gạo Bao Thai hồng…
Riêng vải thiều, loài quả từng được xem là sản vật tiến vua, là cây xóa đói giảm nghèo đang khoe sắc, đua hương giữa tiết xuân, hứa hẹn một vụ mùa bội thu, được giá với niềm mong đợi của người dân vùng đất vải.
Hoa vải không trắng tinh như hoa cà phê, mà có màu trắng trong tinh khiết. Hương của hoa vải cũng không nồng nàn như hương của hoa cam, hoa bưởi mà dịu dàng, phải lặng ngắm và thật tinh tế mới cảm nhận được hương hoa.
Hoa vải nở rộ cũng là dịp để các chú ong tranh thủ đi hút mật hoa.
Các em bé người dân tộc Nùng ở xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, chơi đùa trong vườn vải của gia đình.
Theo các gia đình trồng vải huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), thời gian qua, thời tiết có nhiều ngày lạnh sâu tạo điều kiện cho cây vải phân hóa mầm hoa cộng với vải được chăm sóc tốt giúp ra hoa đạt tỷ lệ cao, hiện đạt hơn 70%, trong đó diện tích vải sớm tỷ lệ ra hoa đạt khoảng 90%.
Để có mùa vải thiều thắng lợi, ngoài việc phụ thuộc vào thiên nhiên, còn rất cần sự chăm sóc đúng kỹ thuật của những người chủ vườn cần mẫn.
Giúp người dân chăm sóc vải thiều đạt hiệu quả cao, UBND huyện Lục Ngạn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền cơ sở hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cho bà con như: Tưới nước đủ ẩm kết hợp phun các loại phân bón lá và chất điều tiết sinh trưởng tăng khả năng đậu quả, giữ quả, năng suất và chất lượng.
Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại vải thiều, nhất là bệnh sương mai, thán thư, bọ xít, sâu đo, rệp muộn…gây hại vải thiều đã ra hoa.
Năm nay, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có kế hoạch sản xuất hơn 15,7 nghìn ha vải thiều. Trong đó, diện tích vải sớm gần 2,8 nghìn ha, còn lại là vải thiều chính vụ và vải muộn.