Sơn Trà Tịnh Viên được biết đến là 1 trong 3 khu bảo tồn tre, trúc ở Việt Nam, bên cạnh vườn tre ở Viện Khoa học lâm nghiệp (Phú Thọ) và làng tre Phú An (Bình Dương).Nằm sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Sơn Trà Tịnh Viên là nơi tập hợp hơn 100 giống tre, trúc quý hiếm.Men theo những con đường nhỏ rợp bóng tre, văng vẳng bên tai là tiếng suối chảy róc rách, chim ca líu lo và gió thổi rì rào......một bức tranh đẹp đẽ, nên thơ, sống động hiện ra trước mắt du khách.Cả khu vườn rộng hơn 1ha khắp nơi đều là tre, trúc đủ các loại.Sơn Trà Tịnh Viên được xem là tâm huyết của sư thầy Thích Thế Tường.
Thầy Tường có niềm đam mê kỳ lạ với tre, loài cây gắn liền với nông thôn Việt Nam cùng tuổi thơ nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên từ lũy tre làng.Cơ duyên đến vào năm 2005, thầy được một Phật tử tặng cho 1ha đất ở thung lũng bán đảo Sơn Trà.Từ đây, thầy tự mình phát quang đất đai, trồng tre, trúc, đào hồ nước trồng sen tạo nên hệ sinh thái làng quê phong phú.Sơn Trà Tịnh Viên hiện sưu tầm hơn 100 loài, chiếm ⅓ tổng số loài tre, trúc ở Việt Nam, đặc biệt có những giống tre quý hiếm.Theo thầy Tường, cùng là loài tre, trúc nhưng mỗi giống, mỗi loài lại có những chi tiết khác nhau mà người tinh ý mới có thể nhận ra.Trong cùng một loài mà ở những địa phương khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau."Mỗi khi có người báo tin có giống tre chưa có trong vườn, tôi đích thân đi kiểm tra và xin gốc để mang về trồng.”, thầy Tường tâm sự.“Tre, trúc có nhiều loại nhưng có một điểm chung là khá dễ trồng, không cầu kỳ tốn công chăm sóc.”Vị chủ nhân còn cẩn thận đặt những tấm bảng tên mỗi loại tre, trúc cùng nguồn gốc xuất xứ dưới từng gốc tre để du khách có thể tìm hiểu.Điểm xuyết cho khu vườn tre rộng lớn, yên tĩnh là dòng suối chảy róc rách quanh năm, tất cả như hòa quyện lại tạo nên một bức tranh làng quê yên bình và nên thơ.Sơn Trà Tịnh Viên được vun đắp nên bởi từ chính tâm huyết, công sức muốn bảo tồn các giống tre ở Việt Nam cũng như mong muốn giữ lại những nét đẹp của làng quê Việt.>>> Mời độc giả xem thêm video TP HCM bảo tồn biệt thự cổ (Nguồn: VTV24)
Sơn Trà Tịnh Viên được biết đến là 1 trong 3 khu bảo tồn tre, trúc ở Việt Nam, bên cạnh vườn tre ở Viện Khoa học lâm nghiệp (Phú Thọ) và làng tre Phú An (Bình Dương).
Nằm sâu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Sơn Trà Tịnh Viên là nơi tập hợp hơn 100 giống tre, trúc quý hiếm.
Men theo những con đường nhỏ rợp bóng tre, văng vẳng bên tai là tiếng suối chảy róc rách, chim ca líu lo và gió thổi rì rào...
...một bức tranh đẹp đẽ, nên thơ, sống động hiện ra trước mắt du khách.
Cả khu vườn rộng hơn 1ha khắp nơi đều là tre, trúc đủ các loại.
Sơn Trà Tịnh Viên được xem là tâm huyết của sư thầy Thích Thế Tường.
Thầy Tường có niềm đam mê kỳ lạ với tre, loài cây gắn liền với nông thôn Việt Nam cùng tuổi thơ nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên từ lũy tre làng.
Cơ duyên đến vào năm 2005, thầy được một Phật tử tặng cho 1ha đất ở thung lũng bán đảo Sơn Trà.
Từ đây, thầy tự mình phát quang đất đai, trồng tre, trúc, đào hồ nước trồng sen tạo nên hệ sinh thái làng quê phong phú.
Sơn Trà Tịnh Viên hiện sưu tầm hơn 100 loài, chiếm ⅓ tổng số loài tre, trúc ở Việt Nam, đặc biệt có những giống tre quý hiếm.
Theo thầy Tường, cùng là loài tre, trúc nhưng mỗi giống, mỗi loài lại có những chi tiết khác nhau mà người tinh ý mới có thể nhận ra.
Trong cùng một loài mà ở những địa phương khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau.
"Mỗi khi có người báo tin có giống tre chưa có trong vườn, tôi đích thân đi kiểm tra và xin gốc để mang về trồng.”, thầy Tường tâm sự.
“Tre, trúc có nhiều loại nhưng có một điểm chung là khá dễ trồng, không cầu kỳ tốn công chăm sóc.”
Vị chủ nhân còn cẩn thận đặt những tấm bảng tên mỗi loại tre, trúc cùng nguồn gốc xuất xứ dưới từng gốc tre để du khách có thể tìm hiểu.
Điểm xuyết cho khu vườn tre rộng lớn, yên tĩnh là dòng suối chảy róc rách quanh năm, tất cả như hòa quyện lại tạo nên một bức tranh làng quê yên bình và nên thơ.
Sơn Trà Tịnh Viên được vun đắp nên bởi từ chính tâm huyết, công sức muốn bảo tồn các giống tre ở Việt Nam cũng như mong muốn giữ lại những nét đẹp của làng quê Việt.
>>> Mời độc giả xem thêm video TP HCM bảo tồn biệt thự cổ (Nguồn: VTV24)