Tại khu vực Ngã Tư Sở, nút giao giữa 4 con đường là đường Láng, Trường Chinh, Tây Sơn và Nguyễn Trãi do thường xuyên có nhiều xe qua lại nên đã được thiết kế thêm hầm dành cho người đi bộ.Theo chia sẻ kinh nghiệm của một số người đã từng đi xuống hầm bộ hành Ngã Tư Sở thì đây là một trong những hầm đi bộ "lắt léo" nhất ở Hà Nội.Hầm bộ hành Ngã Tư Sở có quá nhiều ngã rẽ, lối đi, khó xác định nên nhiều người gọi nơi này là "mê cung" dưới lòng đất.Được biết, đã từ lâu hầm bộ hành Ngã Tư Sở trở thành một địa điểm sinh hoạt chung của cư dân khu vực này. Với người dân tại Ngã Tư Sở và khu vực lân cận, hầm bộ hành thật giống như công viên. Mọi người sử dụng nơi đây như một địa điểm để tập thể dụng như đi bộ, đạp xe... Tuy nhiên, theo ghi nhận, có thể do tình hình dịch bệnh COVID-19 lượng người đi bộ dưới chiếc hầm có giá hàng tỷ đồng này rất ít chỉ thi thoảng mới có lác đác một vài người.Theo quan sát, dưới hầm có rất nhiều bảng chỉ dẫn được đặt song song hai hướng đường đi và ở mỗi cửa lên xuống, cùng với đó là hệ thống đèn điện chiếu sáng 24/24. Sơ đồ tổng thể hầm đi bộ hành Ngã Tư Sở được treo ở nhiều nơi để những người đi lạc biết hướng đi của mình đang đứng ở chỗ nào.Ở nơi đây cũng được lắp đặt hệ thống camera giám sát...Bình chữa cháy cũng được đặt ở nhiều nơi để tránh những trường hợp hỏa hoạn có thể xảy ra.Được biết, hầm bộ hành Ngã Tư Sở dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp. >>> Xem thêm video: Cầu, hầm đi bộ tại Hà Nội: Chỗ thừa - chỗ thiếu. Nguồn: VTV 24.
Tại khu vực Ngã Tư Sở, nút giao giữa 4 con đường là đường Láng, Trường Chinh, Tây Sơn và Nguyễn Trãi do thường xuyên có nhiều xe qua lại nên đã được thiết kế thêm hầm dành cho người đi bộ.
Theo chia sẻ kinh nghiệm của một số người đã từng đi xuống hầm bộ hành Ngã Tư Sở thì đây là một trong những hầm đi bộ "lắt léo" nhất ở Hà Nội.
Hầm bộ hành Ngã Tư Sở có quá nhiều ngã rẽ, lối đi, khó xác định nên nhiều người gọi nơi này là "mê cung" dưới lòng đất.
Được biết, đã từ lâu hầm bộ hành Ngã Tư Sở trở thành một địa điểm sinh hoạt chung của cư dân khu vực này.
Với người dân tại Ngã Tư Sở và khu vực lân cận, hầm bộ hành thật giống như công viên. Mọi người sử dụng nơi đây như một địa điểm để tập thể dụng như đi bộ, đạp xe...
Tuy nhiên, theo ghi nhận, có thể do tình hình dịch bệnh COVID-19 lượng người đi bộ dưới chiếc hầm có giá hàng tỷ đồng này rất ít chỉ thi thoảng mới có lác đác một vài người.
Theo quan sát, dưới hầm có rất nhiều bảng chỉ dẫn được đặt song song hai hướng đường đi và ở mỗi cửa lên xuống, cùng với đó là hệ thống đèn điện chiếu sáng 24/24.
Sơ đồ tổng thể hầm đi bộ hành Ngã Tư Sở được treo ở nhiều nơi để những người đi lạc biết hướng đi của mình đang đứng ở chỗ nào.
Ở nơi đây cũng được lắp đặt hệ thống camera giám sát...
Bình chữa cháy cũng được đặt ở nhiều nơi để tránh những trường hợp hỏa hoạn có thể xảy ra.
Được biết, hầm bộ hành Ngã Tư Sở dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp.
>>> Xem thêm video: Cầu, hầm đi bộ tại Hà Nội: Chỗ thừa - chỗ thiếu. Nguồn: VTV 24.