Mỗi dịp tháng Ba hay đầu tháng Tư, cây gạo cổ thụ trong khuôn viên bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại rực rỡ sắc đỏ.Cây hoa gạo là một biểu tượng của làng quê in sâu trong tâm trí rất nhiều người.Dân gian có câu "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn". Nghĩa là khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè.Những chùm hoa sai trĩu đỏ rực cả góc trời khiến ai ngang qua cũng trầm trồ.Theo truyền thuyết dân gian, màu đỏ của hoa gạo là do người con gái hóa thân thành để người yêu thấy cô ấy luôn rực rỡ.Hoa gạo tượng trưng cho một tình yêu chân thành với cảm xúc đầy mạnh mẽ.Hoa gạo khoe sắc bên đường nét kiến trúc Pháp pha trộn với kiến trúc Đông Dương của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.Dưới gốc cây gạo già là muôn vàn bông hoa đỏ rực.Nhiều du khách đã tìm tới Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để ngắm cũng như ghi lại những hình ảnh đẹp về loài hoa này.Các bạn trẻ thích thú chụp ảnh với hoa gạo.Và tháng 3 năm nay, cũng trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cùng với những sắp đặt, trang trí đơn giản nhưng rất gần gũi, thân quen, trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ tham quan, trải nghiệm, du khách sẽ cảm nhận thấy một không gian "Làng trong phố" hiện hữu ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.Bên cạnh đó, Bảo tàng mang đến cho du khách những trải nghiệm sâu sắc; những cảm xúc ấm áp, thư giãn, gần gũi thông qua các trò chơi dân gian; lưu lại những khoảnh khắc đầy thân thương, rực rỡ với hoa gạo trong không gian cổng làng, quán nước, quang gánh, xích đu tre… bên gốc cây gạo cổ thụ.Đặc biệt, trong không gian này, du khách còn được truyền cảm hứng về những nét văn hóa đặc sắc gắn với đời sống thường ngày ở các vùng quê Việt Nam qua những bảo vật vô giá đang được lưu giữ tại Bảo tàng (Trống Ngọc Lũ, Chuông chùa Vân Bản, Cây Hương đá chùa Tứ kỳ, Cây cầu đá…).Tour du lịch là hoạt động chào mừng sự kiện mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế (15/3) được coi như một dấu mốc đáng nhớ trên chặng đường phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hy vọng, mỗi điểm du lịch như là một đốm lửa cùng nhiều đốm lửa khác sẽ tạo thành ngọn lửa góp phần thắp sáng lại những kỳ vọng về ngành du lịch đặt ra trước đại dịch.
Mỗi dịp tháng Ba hay đầu tháng Tư, cây gạo cổ thụ trong khuôn viên bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại rực rỡ sắc đỏ.
Cây hoa gạo là một biểu tượng của làng quê in sâu trong tâm trí rất nhiều người.
Dân gian có câu "Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn". Nghĩa là khi hoa gạo nở là những đợt lạnh cuối cùng sắp đi qua, cái lạnh thưa thớt dần và chuẩn bị chuyển tiếp sang mùa hè.
Những chùm hoa sai trĩu đỏ rực cả góc trời khiến ai ngang qua cũng trầm trồ.
Theo truyền thuyết dân gian, màu đỏ của hoa gạo là do người con gái hóa thân thành để người yêu thấy cô ấy luôn rực rỡ.
Hoa gạo tượng trưng cho một tình yêu chân thành với cảm xúc đầy mạnh mẽ.
Hoa gạo khoe sắc bên đường nét kiến trúc Pháp pha trộn với kiến trúc Đông Dương của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Dưới gốc cây gạo già là muôn vàn bông hoa đỏ rực.
Nhiều du khách đã tìm tới Bảo tàng Lịch sử Quốc gia để ngắm cũng như ghi lại những hình ảnh đẹp về loài hoa này.
Các bạn trẻ thích thú chụp ảnh với hoa gạo.
Và tháng 3 năm nay, cũng trong khuôn viên của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cùng với những sắp đặt, trang trí đơn giản nhưng rất gần gũi, thân quen, trong khoảng thời gian một giờ đồng hồ tham quan, trải nghiệm, du khách sẽ cảm nhận thấy một không gian "Làng trong phố" hiện hữu ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó, Bảo tàng mang đến cho du khách những trải nghiệm sâu sắc; những cảm xúc ấm áp, thư giãn, gần gũi thông qua các trò chơi dân gian; lưu lại những khoảnh khắc đầy thân thương, rực rỡ với hoa gạo trong không gian cổng làng, quán nước, quang gánh, xích đu tre… bên gốc cây gạo cổ thụ.
Đặc biệt, trong không gian này, du khách còn được truyền cảm hứng về những nét văn hóa đặc sắc gắn với đời sống thường ngày ở các vùng quê Việt Nam qua những bảo vật vô giá đang được lưu giữ tại Bảo tàng (Trống Ngọc Lũ, Chuông chùa Vân Bản, Cây Hương đá chùa Tứ kỳ, Cây cầu đá…).
Tour du lịch là hoạt động chào mừng sự kiện mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế (15/3) được coi như một dấu mốc đáng nhớ trên chặng đường phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia hy vọng, mỗi điểm du lịch như là một đốm lửa cùng nhiều đốm lửa khác sẽ tạo thành ngọn lửa góp phần thắp sáng lại những kỳ vọng về ngành du lịch đặt ra trước đại dịch.