Nhiều ngày qua, lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông liên tục tuần tra, chấn chỉnh tình trạng khai thác cát tràn lan trên các dòng sông trên địa bàn Quảng Ngãi. Trong ảnh: Một mỏ cát ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) trên sông Trà Khúc tạm thời đóng cửa.Vì thế, xe tải xếp hàng dài trên tuyến đường Trường Sa chờ mua cát trên sông Trà Khúc ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi. Năm 2018, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hợp Nghĩa đấu giá mỏ cát rộng 11 ha với khoảng 18,2 tỷ đồng."Cơ quan chức năng siết chặt quá, các điểm khai thác cát trái phép và một số mỏ (giai đoạn thanh tra) phải đóng cửa. Chúng tôi đành lái xe tải về mỏ cát Hợp Nghĩa chờ chực mua cát xây dựng từ 4h sáng", ông Quân (ngụ TP Quảng Ngãi), lái xe tải nói."Anh em lái xe chen chân, xếp hàng tranh chuyến cãi nhau căng thẳng thường xuyên ở khu vực này. Cát khan hiếm, giá cát tăng liên tục khiến giới tài xế lẫn người dân xây nhà đối mặt với nhiều khó khăn", ông Trần Thành (ngụ huyện Sơn Tịnh), lái xe tải cho biết.Theo các tài xế xe tải, từ cuối tháng 3 đến nay, giá cát ở mỏ Hợp Nghĩa liên tục tăng cao từ 90.000 đồng đến 170.000 đồng/m3. Trong đó từ ngày 15 đến 19/4, doanh nghiệp này bán ra 170.000 đồng/m3 cát. "Họ cấp phiếu không ghi tên doanh nghiệp, không xuất hóa đơn, tự ý nâng giá bán cát liên tục gây nhiều khó khăn cho người dân", anh Trần Tuấn (ngụ TP Quảng Ngãi), tài xế xe tải phàn nàn.Về vấn đề này, đại diện Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hợp Nghĩa, thừa nhận ngày 19/4 có một buổi đã bán giá 170.000 đồng/m3 cát."Thấy nhiều xe tải đổ dồn về đây đông quá nên anh em tăng giá bán để họ đi bớt chứ xúc cát bán không kịp. Hiện chúng tôi đã điều chỉnh giá bán mỗi khối cát xuống còn 155.000 đồng theo mức quy định của Sở Xây dựng Quảng Ngãi đưa ra", nhân viên quản lý mỏ cát Hợp Nghĩa giải thích.Ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, cho hay đến nay vẫn chưa có chế tài trong việc khống chế doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát bán vật liệu ra thị trường. Cơ quan Nhà nước chỉ kiểm kiểm soát vấn đề khai báo thuế có đúng với giá doanh nghiệp bán cát ra thị trường."Về nguyên tắc, doanh nghiệp bán cát giá cao thì phải có nghĩa vụ nộp thuế phần chênh lệch giữa mua và bán. Nếu họ lơ là khai báo, không xuất hóa đơn thì vi phạm luật thuế sẽ bị xử phạt, truy thu tiền thuế giống như mọi ngành nghề kinh doanh khác", ông Trung nhấn mạnh.
Nhiều ngày qua, lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông liên tục tuần tra, chấn chỉnh tình trạng khai thác cát tràn lan trên các dòng sông trên địa bàn Quảng Ngãi. Trong ảnh: Một mỏ cát ở xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) trên sông Trà Khúc tạm thời đóng cửa.
Vì thế, xe tải xếp hàng dài trên tuyến đường Trường Sa chờ mua cát trên sông Trà Khúc ở thôn 6, xã Nghĩa Dũng, TP Quảng Ngãi. Năm 2018, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hợp Nghĩa đấu giá mỏ cát rộng 11 ha với khoảng 18,2 tỷ đồng.
"Cơ quan chức năng siết chặt quá, các điểm khai thác cát trái phép và một số mỏ (giai đoạn thanh tra) phải đóng cửa. Chúng tôi đành lái xe tải về mỏ cát Hợp Nghĩa chờ chực mua cát xây dựng từ 4h sáng", ông Quân (ngụ TP Quảng Ngãi), lái xe tải nói.
"Anh em lái xe chen chân, xếp hàng tranh chuyến cãi nhau căng thẳng thường xuyên ở khu vực này. Cát khan hiếm, giá cát tăng liên tục khiến giới tài xế lẫn người dân xây nhà đối mặt với nhiều khó khăn", ông Trần Thành (ngụ huyện Sơn Tịnh), lái xe tải cho biết.
Theo các tài xế xe tải, từ cuối tháng 3 đến nay, giá cát ở mỏ Hợp Nghĩa liên tục tăng cao từ 90.000 đồng đến 170.000 đồng/m3. Trong đó từ ngày 15 đến 19/4, doanh nghiệp này bán ra 170.000 đồng/m3 cát. "Họ cấp phiếu không ghi tên doanh nghiệp, không xuất hóa đơn, tự ý nâng giá bán cát liên tục gây nhiều khó khăn cho người dân", anh Trần Tuấn (ngụ TP Quảng Ngãi), tài xế xe tải phàn nàn.
Về vấn đề này, đại diện Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hợp Nghĩa, thừa nhận ngày 19/4 có một buổi đã bán giá 170.000 đồng/m3 cát.
"Thấy nhiều xe tải đổ dồn về đây đông quá nên anh em tăng giá bán để họ đi bớt chứ xúc cát bán không kịp. Hiện chúng tôi đã điều chỉnh giá bán mỗi khối cát xuống còn 155.000 đồng theo mức quy định của Sở Xây dựng Quảng Ngãi đưa ra", nhân viên quản lý mỏ cát Hợp Nghĩa giải thích.
Ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, cho hay đến nay vẫn chưa có chế tài trong việc khống chế doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ cát bán vật liệu ra thị trường. Cơ quan Nhà nước chỉ kiểm kiểm soát vấn đề khai báo thuế có đúng với giá doanh nghiệp bán cát ra thị trường.
"Về nguyên tắc, doanh nghiệp bán cát giá cao thì phải có nghĩa vụ nộp thuế phần chênh lệch giữa mua và bán. Nếu họ lơ là khai báo, không xuất hóa đơn thì vi phạm luật thuế sẽ bị xử phạt, truy thu tiền thuế giống như mọi ngành nghề kinh doanh khác", ông Trung nhấn mạnh.