Ngày 15/10, lực lượng cứu hộ tiếp tục tiếp cận hiện trường nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 để sơ tán những người còn bị mắc kẹt ở đây cũng như tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích tại điểm sạt lở 67.Chiều ngày 14/10, lực lượng cứu hộ theo đường thủy đã tiếp cận được khu vực xảy ra vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3. Để đến được khu vực hiện trường thủy điện Rào Trăng 3, Đoàn bắt đầu khỏi hành từ lòng hồ Thủy điện Hương Điền đi theo đường thủy đến Thủy điện Rào Trăng 4 và phải mất nhiều giờ đi bộ, vượt rừng, băng thác.Tại hiện trường vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3, nhiều khối đất đá sạt lở vùi lấp gần như toàn bộ nhà điều hành và các lán trại kề bên. Tại đây, có một số công nhân sử dụng máy xúc để tìm kiếm những đồng nghiệp đang bị vùi lấp dưới lớp đất đá.Theo công nhân Lê Văn Lộc, thủy điện Rào Trăng 3 kể lại, mọi người đang ngủ ở lán bên này, 12 giờ đêm thì nghe tiếng đất đá sạt lở và tiếng kêu gào. Tất cả nhào ra đống bùn đất đào bới, cứu được 6 người, còn một số người bị vùi lấp. Tại hiện trường, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã kiểm tra toàn bộ hiện trường nhưng không phát hiện người bị nạn trên mặt đất và các khu vực lân cận.Thượng tá Trần Văn Lâu, Phó trưởng phòng PCCC – CHCN Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tại hiện trường toàn bộ đất đá đã san phẳng, do đó để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, đòi hỏi phải có trang thiết bị máy móc. Trong đó hiện tại, các tuyến đường dẫn vào hiện vẫn bị cô lập, không thể đưa máy móc chuyên dụng đến để tìm kiếm các nạn nhân.Ngày 15/10, lực lượng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phải hoàn thành mở đường tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 3 để đưa phương tiện máy móc tham gia tìm kiếm cứu hộ các nạn nhân bị vùi lấp.Trước đó, ngày 12/10, sạt lở xảy ra tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đặt tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn cứu hộ được cử vào đây chỉ 2 tiếng sau khi nhận được thông báo. Rạng sáng 13/10, khu vực đoàn cứu hộ dừng chân nghỉ ở Tiểu khu 67, Trạm kiểm lâm Sông Bồ đã bị sạt lở khiến 13 người mất liên lạc. Đường đến các khu vực này bị chia cắt.Những ngày qua, ba phương án tiếp cận hiện trường đã được thực hiện gồm Hướng đường bộ tiến theo đường 71; Hướng đường thủy, dùng xuồng và ca-nô qua lòng hồ thủy điện Hương Điền và trực thăng.Sáng 14/10, trực thăng đã được điều đến thủy điện Rào Trăng 3 để tiếp tế lương thực, thuốc men. Hiện việc mở đường vẫn đang được triển khai, tiền gần hơn vào khu vực này. Trưa 14/10, đã tiếp cận được vị trí khu vực 13 cán bộ chiến sĩ đoàn công tác mất tích tại tiểu khu 67. Trong khi đó, tại thủy điện Rào Trăng 4, nơi nhiều công nhân di chuyển từ Rào Trăng 3 sang chờ cứu viện, đã đưa được 19 người, trong đó có 1 người tử vong về bệnh viện. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được khẩn trương tiến hành.
Ngày 15/10, lực lượng cứu hộ tiếp tục tiếp cận hiện trường nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3 để sơ tán những người còn bị mắc kẹt ở đây cũng như tìm kiếm 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích tại điểm sạt lở 67.
Chiều ngày 14/10, lực lượng cứu hộ theo đường thủy đã tiếp cận được khu vực xảy ra vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3. Để đến được khu vực hiện trường thủy điện Rào Trăng 3, Đoàn bắt đầu khỏi hành từ lòng hồ Thủy điện Hương Điền đi theo đường thủy đến Thủy điện Rào Trăng 4 và phải mất nhiều giờ đi bộ, vượt rừng, băng thác.
Tại hiện trường vụ sạt lở ở Thủy điện Rào Trăng 3, nhiều khối đất đá sạt lở vùi lấp gần như toàn bộ nhà điều hành và các lán trại kề bên. Tại đây, có một số công nhân sử dụng máy xúc để tìm kiếm những đồng nghiệp đang bị vùi lấp dưới lớp đất đá.
Theo công nhân Lê Văn Lộc, thủy điện Rào Trăng 3 kể lại, mọi người đang ngủ ở lán bên này, 12 giờ đêm thì nghe tiếng đất đá sạt lở và tiếng kêu gào. Tất cả nhào ra đống bùn đất đào bới, cứu được 6 người, còn một số người bị vùi lấp. Tại hiện trường, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã kiểm tra toàn bộ hiện trường nhưng không phát hiện người bị nạn trên mặt đất và các khu vực lân cận.
Thượng tá Trần Văn Lâu, Phó trưởng phòng PCCC – CHCN Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tại hiện trường toàn bộ đất đá đã san phẳng, do đó để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, đòi hỏi phải có trang thiết bị máy móc. Trong đó hiện tại, các tuyến đường dẫn vào hiện vẫn bị cô lập, không thể đưa máy móc chuyên dụng đến để tìm kiếm các nạn nhân.
Ngày 15/10, lực lượng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phải hoàn thành mở đường tiếp cận khu vực thủy điện Rào Trăng 3 để đưa phương tiện máy móc tham gia tìm kiếm cứu hộ các nạn nhân bị vùi lấp.
Trước đó, ngày 12/10, sạt lở xảy ra tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đặt tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn cứu hộ được cử vào đây chỉ 2 tiếng sau khi nhận được thông báo. Rạng sáng 13/10, khu vực đoàn cứu hộ dừng chân nghỉ ở Tiểu khu 67, Trạm kiểm lâm Sông Bồ đã bị sạt lở khiến 13 người mất liên lạc. Đường đến các khu vực này bị chia cắt.
Những ngày qua, ba phương án tiếp cận hiện trường đã được thực hiện gồm Hướng đường bộ tiến theo đường 71; Hướng đường thủy, dùng xuồng và ca-nô qua lòng hồ thủy điện Hương Điền và trực thăng.
Sáng 14/10, trực thăng đã được điều đến thủy điện Rào Trăng 3 để tiếp tế lương thực, thuốc men. Hiện việc mở đường vẫn đang được triển khai, tiền gần hơn vào khu vực này. Trưa 14/10, đã tiếp cận được vị trí khu vực 13 cán bộ chiến sĩ đoàn công tác mất tích tại tiểu khu 67. Trong khi đó, tại thủy điện Rào Trăng 4, nơi nhiều công nhân di chuyển từ Rào Trăng 3 sang chờ cứu viện, đã đưa được 19 người, trong đó có 1 người tử vong về bệnh viện. Hiện công tác tìm kiếm cứu nạn đang được khẩn trương tiến hành.