Thế nhưng thời gian gần đây liên tiếp những vụ bỏng do nổ bóng bay xảy ra khiến nhiều người lo sợ, đặc biệt trong thời điểm chuẩn bị tới ngày khai giảng năm học mới. Bóng bay từ lâu đã là món đồ chơi yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt vào dịp lễ, tết, khai giảng gia đình nào cũng cố gắng mua cho con em mình 1 vài quả hay cả chùm bóng, thế nhưng ít ai biết rằng bóng bay rất dễ phát nổ nếu gặp nguồn nhiệt đủ lớn và có thể gây bỏng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.Đã từng xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm do nổ bóng bay gây bỏng nặng, như vụ nổ bóng bay trong ngày khai giảng xảy ra vào năm 2013 ở Tp Hải Phòng khiến 3 người phải nhập viện vì bỏng nặng.Hay vụ nổ bóng bay trong buổi lễ mừng trường chuẩn quốc gia tại Trường THCS Suối Dây (huyện Tân Châu, Tây Ninh) khiến 11 học sinh và 2 thầy giáo bị bỏng phải nhập viện cấp cứu.Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Thống (Trưởng khoa bỏng Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, khoảng 10 năm gần đây, mỗi năm bệnh viện có hàng chục trường hợp nguy kịch vì cháy bóng bay và nổ bình khí hydro trong những ngày lễ, ngày Tết và Lễ Khai giảng.Lý giải về nguyên nhân gây nổ bóng bay, bác sĩ Thống cho biết, bóng bay thường được bơm khí hydro (hoặc acetylene) là những chất khí rất dễ cháy. Khi bóng ở gần nguồn nhiệt như tàn thuốc, bật lửa, ánh nắng mặt trời… có thể phát nổ, cháy gây bỏng cho những người đứng gần.Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, bỏng nặng cho người sử dụng mà bóng bay còn rất dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ nếu tiếp xúc bằng miệng (ngậm, mút...) bởi các chất tạo màu cho bóng bay phần lớn dùng trong công nghiệp như mực in, thuốc nhuộm…PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo: “Hầu hết các loại bóng bay trên thị trường hiện nay đều rất độc khi cho trẻ nhỏ thổi, ngậm, mút hay cầm tay. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ.”Dạo qua một vòng các cổng trường học ở Thủ đô, đặc biệt là các trường mẫu giáo, tiểu học không khó để bắt gặp những người bán bóng bay với số lượng hàng chục thậm chí hàng trăm quả luôn miệng mời chào phụ huynh và các em nhỏ.Không chỉ hấp dẫn trẻ nhỏ, mà nhiều người lớn cũng vô cùng yêu thích món đồ chơi sặc sỡ, nhiều màu sắc này. Dạo qua khu vực phố cổ đêm cuối tuần có tới hàng chục người bán bóng bay chen nhau trên phố mời chào du khách.Trung bình, một quả bóng bay có giá từ 30 – 50.000 đồng/ quả. Nhiều người chơi không biết rằng họ vừa mất tiền lại vừa mang theo những quả “bom di động” lơ lửng trên đầu và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Thế nhưng thời gian gần đây liên tiếp những vụ bỏng do nổ bóng bay xảy ra khiến nhiều người lo sợ, đặc biệt trong thời điểm chuẩn bị tới ngày khai giảng năm học mới. Bóng bay từ lâu đã là món đồ chơi yêu thích của rất nhiều trẻ nhỏ, đặc biệt vào dịp lễ, tết, khai giảng gia đình nào cũng cố gắng mua cho con em mình 1 vài quả hay cả chùm bóng, thế nhưng ít ai biết rằng bóng bay rất dễ phát nổ nếu gặp nguồn nhiệt đủ lớn và có thể gây bỏng nặng nếu không được chữa trị kịp thời.
Đã từng xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm do nổ bóng bay gây bỏng nặng, như vụ nổ bóng bay trong ngày khai giảng xảy ra vào năm 2013 ở Tp Hải Phòng khiến 3 người phải nhập viện vì bỏng nặng.
Hay vụ nổ bóng bay trong buổi lễ mừng trường chuẩn quốc gia tại Trường THCS Suối Dây (huyện Tân Châu, Tây Ninh) khiến 11 học sinh và 2 thầy giáo bị bỏng phải nhập viện cấp cứu.
Trao đổi với PV, bác sĩ Nguyễn Thống (Trưởng khoa bỏng Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, khoảng 10 năm gần đây, mỗi năm bệnh viện có hàng chục trường hợp nguy kịch vì cháy bóng bay và nổ bình khí hydro trong những ngày lễ, ngày Tết và Lễ Khai giảng.
Lý giải về nguyên nhân gây nổ bóng bay, bác sĩ Thống cho biết, bóng bay thường được bơm khí hydro (hoặc acetylene) là những chất khí rất dễ cháy. Khi bóng ở gần nguồn nhiệt như tàn thuốc, bật lửa, ánh nắng mặt trời… có thể phát nổ, cháy gây bỏng cho những người đứng gần.
Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, bỏng nặng cho người sử dụng mà bóng bay còn rất dễ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ nếu tiếp xúc bằng miệng (ngậm, mút...) bởi các chất tạo màu cho bóng bay phần lớn dùng trong công nghiệp như mực in, thuốc nhuộm…
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) cảnh báo: “Hầu hết các loại bóng bay trên thị trường hiện nay đều rất độc khi cho trẻ nhỏ thổi, ngậm, mút hay cầm tay. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và tinh thần chưa hoàn chỉnh của trẻ.”
Dạo qua một vòng các cổng trường học ở Thủ đô, đặc biệt là các trường mẫu giáo, tiểu học không khó để bắt gặp những người bán bóng bay với số lượng hàng chục thậm chí hàng trăm quả luôn miệng mời chào phụ huynh và các em nhỏ.
Không chỉ hấp dẫn trẻ nhỏ, mà nhiều người lớn cũng vô cùng yêu thích món đồ chơi sặc sỡ, nhiều màu sắc này. Dạo qua khu vực phố cổ đêm cuối tuần có tới hàng chục người bán bóng bay chen nhau trên phố mời chào du khách.
Trung bình, một quả bóng bay có giá từ 30 – 50.000 đồng/ quả. Nhiều người chơi không biết rằng họ vừa mất tiền lại vừa mang theo những quả “bom di động” lơ lửng trên đầu và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.