Từ 6h sáng ngày 24/7, Hà Nội thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 17 của UBND TP (trên Chỉ thị 16 của Thủ tướng). Các con đường ngày thường thường xuyên ùn tắc hoặc tấp nập người qua lại thì nay vắng vẻ lạ thường.Các điểm đen về ùn tắc giao thông ở Hà Nội như đường Nguyễn Trãi (ảnh), Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Minh Khai, Nguyễn Xiển... nay chỉ lác đác xe cộ trong giờ cao điểm.Khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở trước và sau khi ngừng mọi hoạt động, tạm dừng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu.Đường Trường Chinh không còn cảnh đông đúc, ùn tắc vào bất cứ khung giờ nào trong ngày.Dọc đường Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa).Hầm chui Trung Hòa, cửa ngõ thủ đô nối đại lộ Thăng Long và khu dân cư các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông.Cầu vượt Nguyễn Chánh trong khung giờ cao điểm buổi chiều. Vào ngày tròn một tuần áp dụng Chỉ thị 17, nơi này có lượng xe cộ thưa thớt qua lại.Lối lên xuống đường trên cao tại ngã 4 Nguyễn Xiển- Nguyễn Trãi không còn hình ảnh ôtô dàn hàng ngang chờ lưu thông như trước.Nút giao có ba trường đại học trên tuyến phố Tây Sơn, Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng.Phố Chùa Bộc vốn được mệnh danh là "thiên đường thời trang bình dân" với hàng trăm shop quần áo lớn nhỏ nay đóng cửa "im lìm". Cả trục đường chỉ duy nhất một nhà thuốc còn mở cửa.Kể từ ngày 19/7 hơn 2.000 gian hàng không thiết yếu ở chợ Đồng Xuân buộc phải đóng cửa. Hàng loạt barie được dựng lên trước cổng chính của chợ. Bên trong chỉ có lực lượng bảo vệ trông coi đề phòng trộm cắp, hỏa hoạn.Phố Tạ Hiện vốn nổi tiếng đông đúc ở Hà Nội vào dịp cuối tuần.Các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội cũng đồng loạt đóng cửa để phòng dịch. Tuy nhiên, siêu thị bên trong phục vụ mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm vẫn được duy trì.Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đã dừng hoạt động kể từ ngày 27/4 sau khi thường trực Thành ủy Hà Nội ra quyết định dừng tổ chức các lễ hội và tuyến phố đi bộ, tiếp tục hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết.
Từ 6h sáng ngày 24/7, Hà Nội thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 17 của UBND TP (trên Chỉ thị 16 của Thủ tướng). Các con đường ngày thường thường xuyên ùn tắc hoặc tấp nập người qua lại thì nay vắng vẻ lạ thường.
Các điểm đen về ùn tắc giao thông ở Hà Nội như đường Nguyễn Trãi (ảnh), Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Minh Khai, Nguyễn Xiển... nay chỉ lác đác xe cộ trong giờ cao điểm.
Khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở trước và sau khi ngừng mọi hoạt động, tạm dừng kinh doanh mặt hàng không thiết yếu.
Đường Trường Chinh không còn cảnh đông đúc, ùn tắc vào bất cứ khung giờ nào trong ngày.
Dọc đường Tôn Đức Thắng (quận Đống Đa).
Hầm chui Trung Hòa, cửa ngõ thủ đô nối đại lộ Thăng Long và khu dân cư các quận Nam Từ Liêm, Hà Đông.
Cầu vượt Nguyễn Chánh trong khung giờ cao điểm buổi chiều. Vào ngày tròn một tuần áp dụng Chỉ thị 17, nơi này có lượng xe cộ thưa thớt qua lại.
Lối lên xuống đường trên cao tại ngã 4 Nguyễn Xiển- Nguyễn Trãi không còn hình ảnh ôtô dàn hàng ngang chờ lưu thông như trước.
Nút giao có ba trường đại học trên tuyến phố Tây Sơn, Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng.
Phố Chùa Bộc vốn được mệnh danh là "thiên đường thời trang bình dân" với hàng trăm shop quần áo lớn nhỏ nay đóng cửa "im lìm". Cả trục đường chỉ duy nhất một nhà thuốc còn mở cửa.
Kể từ ngày 19/7 hơn 2.000 gian hàng không thiết yếu ở chợ Đồng Xuân buộc phải đóng cửa. Hàng loạt barie được dựng lên trước cổng chính của chợ. Bên trong chỉ có lực lượng bảo vệ trông coi đề phòng trộm cắp, hỏa hoạn.
Phố Tạ Hiện vốn nổi tiếng đông đúc ở Hà Nội vào dịp cuối tuần.
Các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội cũng đồng loạt đóng cửa để phòng dịch. Tuy nhiên, siêu thị bên trong phục vụ mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm vẫn được duy trì.
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đã dừng hoạt động kể từ ngày 27/4 sau khi thường trực Thành ủy Hà Nội ra quyết định dừng tổ chức các lễ hội và tuyến phố đi bộ, tiếp tục hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết.