Theo phương án tổ chức giao thông của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, các phương tiện không được tham gia giao thông trên đường cao tốc gồm: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h (trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc); Máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; Máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc). Người đi bộ, xe thô sơ, súc vật sẽ không được tham gia giao thông trên đường cao tốc đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.Ngoại trừ các phương tiện, đối tượng được nêu trên, các phương tiện cơ giới đường bộ có kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và đảm bảo các quy định của pháp luật có liên quan được phép tham gia giao thông trên đường cao tốc.Cùng với đó, người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng được đi lại trên đường cao tốc (không quy định tốc độ) nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông trên đường cao tốc, tuân thủ các quy định tiêu chuẩn quản lý và khai thác đường cao tốc.Đối với xe vận chuyển hàng nguy hiểm khi lưu thông trên đường cao tốc phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền… Điều kiện sử dụng các làn đường cao tốc gồm: Mỗi chiều xe chạy gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,75 m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2,5 m và dài an toàn trong rộng 0,75m.Đối với các nhánh lên xuống, mỗi chiều xe chạy gồm 1 làn xe cơ giới rộng 3,5m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2m và dải an toàn bên trong rộng 0,5m. Giao thông trên đường cao tốc theo hai chiều riêng biệt; các xe chỉ được vào đường cao tốc ở các nút giao.Phương tiện không được quay đầu xe trên đường cao tốc, không cho phương tiện giao thông chạy vào làn dừng khẩn cấp, làn này chỉ phục vụ cho các phương tiện phải dừng khẩn cấp. Trên tuyến đường cao tốc bố trí 1 điểm quay đầu xe phục vụ công tác cứu nạn, cứu hỏa, điều tiết giao thông (tại lý trình Km3+ 42,2-Km3+167,2).Hệ thống phản quang được lắp đặt nhiều vị trí.Hệ thống đèn giao thông cùng biển báo được lắp đặt tại vị trí dễ quan sát.Trước mỗi nhánh ram dẫn lên đường cao tốc, hệ thống hỗ trợ giảm chấn khi va chạm được lặp đặt 2 bên, giúp lái xe an toàn hơn.Các tấm chống ồn này là hạng mục cuối cùng của dự án, sẽ được hoàn thành sau khi 6 nhánh ram đi vào hoạt động.Hạng mục 6 nhánh ram kết nối lên, xuống đường Vành đai 3 trên cao được khởi công từ tháng 10/2020 tại khu vực: Hoàng Quốc Việt dài 247m; khu vực Cổ Nhuế dài 330m và khu vực Nam Thăng Long dài 222m. Mỗi nút giao này sẽ được tiến hành xây dựng 2 ram lối lên và lối xuống, gồm một làn ô tô và một làn khẩn cấp.Theo thiết kế ban đầu, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh lên, xuống tuyến đường.Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt bổ sung 6 ram với kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng.>>> Xem thêm video: Hà Nội lắp đặt vách chống ồn cho tuyến đường vành đai 3 trên cao. Nguồn: VTV 24.
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, các phương tiện không được tham gia giao thông trên đường cao tốc gồm: Xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h (trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc); Máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự; Máy thi công tự hành, xe bánh xích (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ duy tu bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa đường cao tốc). Người đi bộ, xe thô sơ, súc vật sẽ không được tham gia giao thông trên đường cao tốc đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Ngoại trừ các phương tiện, đối tượng được nêu trên, các phương tiện cơ giới đường bộ có kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và đảm bảo các quy định của pháp luật có liên quan được phép tham gia giao thông trên đường cao tốc.
Cùng với đó, người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng được đi lại trên đường cao tốc (không quy định tốc độ) nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông trên đường cao tốc, tuân thủ các quy định tiêu chuẩn quản lý và khai thác đường cao tốc.
Đối với xe vận chuyển hàng nguy hiểm khi lưu thông trên đường cao tốc phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền… Điều kiện sử dụng các làn đường cao tốc gồm: Mỗi chiều xe chạy gồm 2 làn xe cơ giới rộng 3,75 m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2,5 m và dài an toàn trong rộng 0,75m.
Đối với các nhánh lên xuống, mỗi chiều xe chạy gồm 1 làn xe cơ giới rộng 3,5m, một làn xe dừng khẩn cấp rộng 2m và dải an toàn bên trong rộng 0,5m. Giao thông trên đường cao tốc theo hai chiều riêng biệt; các xe chỉ được vào đường cao tốc ở các nút giao.
Phương tiện không được quay đầu xe trên đường cao tốc, không cho phương tiện giao thông chạy vào làn dừng khẩn cấp, làn này chỉ phục vụ cho các phương tiện phải dừng khẩn cấp. Trên tuyến đường cao tốc bố trí 1 điểm quay đầu xe phục vụ công tác cứu nạn, cứu hỏa, điều tiết giao thông (tại lý trình Km3+ 42,2-Km3+167,2).
Hệ thống phản quang được lắp đặt nhiều vị trí.
Hệ thống đèn giao thông cùng biển báo được lắp đặt tại vị trí dễ quan sát.
Trước mỗi nhánh ram dẫn lên đường cao tốc, hệ thống hỗ trợ giảm chấn khi va chạm được lặp đặt 2 bên, giúp lái xe an toàn hơn.
Các tấm chống ồn này là hạng mục cuối cùng của dự án, sẽ được hoàn thành sau khi 6 nhánh ram đi vào hoạt động.
Hạng mục 6 nhánh ram kết nối lên, xuống đường Vành đai 3 trên cao được khởi công từ tháng 10/2020 tại khu vực: Hoàng Quốc Việt dài 247m; khu vực Cổ Nhuế dài 330m và khu vực Nam Thăng Long dài 222m. Mỗi nút giao này sẽ được tiến hành xây dựng 2 ram lối lên và lối xuống, gồm một làn ô tô và một làn khẩn cấp.
Theo thiết kế ban đầu, dự án chỉ đầu tư cầu cạn từ Mai Dịch đến Nam Thăng Long, không xây dựng các nhánh lên, xuống tuyến đường.
Tuy nhiên, quá trình triển khai, dự án còn dư vốn nên Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt bổ sung 6 ram với kinh phí đầu tư hơn 200 tỷ đồng.
>>> Xem thêm video: Hà Nội lắp đặt vách chống ồn cho tuyến đường vành đai 3 trên cao. Nguồn: VTV 24.