Đến phố cổ Hội An (Quảng Nam), mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp trên phố nghệ nhân Huỳnh Văn Đỏ (còn được gọi với cái tên Đỏ “tre” hay Đỏ “sún”)Hằng ngày, ông ngồi trên vỉa hè làm và bày bán tượng tre. Nhưng điều ông vui nhất là được kể cho du khách về tre và về câu chuyện ông bén duyên thế nào với nghề khắc tượng.Ông kể năm 1999, miền Trung ngập trắng nước trong trận lũ lịch sử, nhà cửa, cây cối bị cuốn trôi theo dòng lũ. Khi nước rút, mênh mông khắp nơi toàn là cây gỗ, gốc tre từ thượng nguồn bị kéo về. Mọi người nhặt những cây gỗ lớn, gỗ thịt về làm củi, còn những gốc tre thì chẳng ai lấy nên bị dồn lại thành đống.Với mọi người, những gốc tre xù xì, hình thù kỳ quái chẳng có giá trị, nhưng trong mắt một thợ mộc như ông Đỏ nó lại mang sức hút lạ kỳ.Ban đầu ông nhặt những gốc tre về, rảnh thì ông lôi ra đục, tạc cho nó những khuôn mặt, hình thù chỉ vì “ngứa nghề”. Thế nhưng càng làm càng mê, cái thú tạc tượng gốc tre nó ăn sâu vào máu.Ông chia sẻ: "Ban đầu tôi chỉ nghĩ đục tượng tre cho vui, nhưng càng làm càng ham rồi sau này nhiều người biết tới. Mọi người kéo đến ngày một đông, rồi nhiều người thích thú ngỏ ý muốn mua vì thấy ấn tượng, từ đó tôi tạc nhiều hơn. Lúc đầu thấy tôi nhặt những gốc tre về chất đầy nhà tạc tượng, có người còn tưởng tôi điên khi thu gom những thứ bỏ đi này.”Sau này, ngày càng nhiều người biết đến tượng gốc tre của ông Đỏ, thậm chí họ tìm đến tận nhà để mua. Vì vậy, ông quyết định thương mại hóa đam mê của mình khi đem sản phẩm bày bán tại phố cổ Hội An.Ông cho biết, trước khi có dịch COVID-19, mỗi ngày ông bán hơn 20 gốc tre điêu khắc, giá thấp nhất từ 350.000-400.000 đồng/chiếc. Giờ dịch COVID, khách du lịch vắng hơn, công việc của ông cũng bị ảnh hưởng vì mất thu nhập.Tuy vậy ông Đỏ không có ý định bỏ nghề vì với người nghệ nhân việc thổi hồn vào tre nó là cái nghiệp.Ông Đỏ kể kỷ niệm sún răng do 1 lần đi lấy gốc tre, vì khi cười trông ông cũng giống những bức tượng ông tạc nên ông để vậy, không đi trồng lại và coi đó như một kỷ niệm vui.
Đến phố cổ Hội An (Quảng Nam), mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp trên phố nghệ nhân Huỳnh Văn Đỏ (còn được gọi với cái tên Đỏ “tre” hay Đỏ “sún”)
Hằng ngày, ông ngồi trên vỉa hè làm và bày bán tượng tre. Nhưng điều ông vui nhất là được kể cho du khách về tre và về câu chuyện ông bén duyên thế nào với nghề khắc tượng.
Ông kể năm 1999, miền Trung ngập trắng nước trong trận lũ lịch sử, nhà cửa, cây cối bị cuốn trôi theo dòng lũ. Khi nước rút, mênh mông khắp nơi toàn là cây gỗ, gốc tre từ thượng nguồn bị kéo về. Mọi người nhặt những cây gỗ lớn, gỗ thịt về làm củi, còn những gốc tre thì chẳng ai lấy nên bị dồn lại thành đống.
Với mọi người, những gốc tre xù xì, hình thù kỳ quái chẳng có giá trị, nhưng trong mắt một thợ mộc như ông Đỏ nó lại mang sức hút lạ kỳ.
Ban đầu ông nhặt những gốc tre về, rảnh thì ông lôi ra đục, tạc cho nó những khuôn mặt, hình thù chỉ vì “ngứa nghề”. Thế nhưng càng làm càng mê, cái thú tạc tượng gốc tre nó ăn sâu vào máu.
Ông chia sẻ: "Ban đầu tôi chỉ nghĩ đục tượng tre cho vui, nhưng càng làm càng ham rồi sau này nhiều người biết tới. Mọi người kéo đến ngày một đông, rồi nhiều người thích thú ngỏ ý muốn mua vì thấy ấn tượng, từ đó tôi tạc nhiều hơn. Lúc đầu thấy tôi nhặt những gốc tre về chất đầy nhà tạc tượng, có người còn tưởng tôi điên khi thu gom những thứ bỏ đi này.”
Sau này, ngày càng nhiều người biết đến tượng gốc tre của ông Đỏ, thậm chí họ tìm đến tận nhà để mua. Vì vậy, ông quyết định thương mại hóa đam mê của mình khi đem sản phẩm bày bán tại phố cổ Hội An.
Ông cho biết, trước khi có dịch COVID-19, mỗi ngày ông bán hơn 20 gốc tre điêu khắc, giá thấp nhất từ 350.000-400.000 đồng/chiếc. Giờ dịch COVID, khách du lịch vắng hơn, công việc của ông cũng bị ảnh hưởng vì mất thu nhập.
Tuy vậy ông Đỏ không có ý định bỏ nghề vì với người nghệ nhân việc thổi hồn vào tre nó là cái nghiệp.
Ông Đỏ kể kỷ niệm sún răng do 1 lần đi lấy gốc tre, vì khi cười trông ông cũng giống những bức tượng ông tạc nên ông để vậy, không đi trồng lại và coi đó như một kỷ niệm vui.