Dự án cầu Quang Thanh vượt sông Văn Úc nối huyện An Lão (Hải Phòng) với huyện Thanh Hà của tỉnh Hải Dương khởi công ngày 16/5/2020. Cầu Quang Thanh mang dáng của cầu dây văng, mức đầu tư 398,6 tỷ đồng (trong đó Hải Phòng chi 396 tỷ, Hải Dương chi 2,6 tỷ). Cầu có chiều dài 536 m, rộng 12 m, chiều cao khoang thông thuyền 9,5 m.Cầu khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, cải thiện đời sống của nhân dân, giúp họ thoát cảnh lụy phà. Cầu Quang Thanh sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương, đặc biệt là mở rộng không gian kinh tế của Hải Phòng. Công trình cầu Quang Thanh dự kiến hợp long ngày 10/4, đến ngày 13/5 sẽ khánh thành. Tuy nhiên, đường dẫn lên 2 phía đầu cầu đều đang gặp nhiều khó khăn trong thi công vì công tác giải phóng mặt bằng.Phần thi công đường dẫn lên cầu Quang Thanh tại xã Quang Hưng (An Lão, Hải Phòng), 31 hộ dân còn nhiều kiến nghị về bồi thường tài sản trên đất, giá đất bồi thường. Vì thế, đơn vị thi công chưa thể triển khai đường gom, cống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng.Lãnh đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện An Lão cho biết đơn vị đang phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện tổ chức kiểm kê lại một số hạng mục hạ tầng, kỹ thuật của các hộ dân. Đơn vị cũng sẽ kiểm tra lại một số kê khai thiếu sót như người dân phản ánh. "Còn việc bồi thường giá đất ở nông thôn cho người dân được thực hiện theo quy định", vị này nói.Còn phần dự án đường dẫn tại xã Thanh Cường (huyện Thanh Hà, Hải Dương) phải thu hồi hơn 93.000 m2 của 206 hộ.Đến nay, 6 hộ chưa nhận bồi thường vì các lý do mức bồi thường thấp, đề nghị giao đất tái định cư, đề nghị giao đất mới không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất,...Bà Phạm Thị Ản cùng 2 hộ dân khác kiến nghị đơn giá áp bồi thường đất ở thấp, mức giá đất làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất tái định cư cao. "Vì thế, chúng tôi chưa ký phương án bồi thường, hỗ trợ", bà Ản nói.Trao đổi với Zing, ông Trần Văn Tâm, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Hà, khẳng định Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện đã triển khai các trình tự, thủ tục liên quan đến thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. "Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với chính quyền xã Thanh Cường để tuyên truyền, giải thích các ý kiến, kiến nghị của các hộ gia đình", ông Tâm nói.Ông Đặng Văn Hoan, Giám đốc Ban điều hành Liên danh Nhà thầu thi công cầu Quang Thanh, cho biết dự án đã hoàn thành trên 80% khối lượng. "Nếu có mặt bằng tốt, đường dẫn có thể đã trải được thảm nhựa. Tuy nhiên, điều kiện mặt bằng không tốt, giải phóng từng phần và chậm nên ảnh hưởng đến công trình", ông Hoan nói.Vị trí cầu Quang Thanh. Ảnh: Google Maps.
Dự án cầu Quang Thanh vượt sông Văn Úc nối huyện An Lão (Hải Phòng) với huyện Thanh Hà của tỉnh Hải Dương khởi công ngày 16/5/2020. Cầu Quang Thanh mang dáng của cầu dây văng, mức đầu tư 398,6 tỷ đồng (trong đó Hải Phòng chi 396 tỷ, Hải Dương chi 2,6 tỷ). Cầu có chiều dài 536 m, rộng 12 m, chiều cao khoang thông thuyền 9,5 m.
Cầu khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại, cải thiện đời sống của nhân dân, giúp họ thoát cảnh lụy phà. Cầu Quang Thanh sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của hai địa phương, đặc biệt là mở rộng không gian kinh tế của Hải Phòng.
Công trình cầu Quang Thanh dự kiến hợp long ngày 10/4, đến ngày 13/5 sẽ khánh thành. Tuy nhiên, đường dẫn lên 2 phía đầu cầu đều đang gặp nhiều khó khăn trong thi công vì công tác giải phóng mặt bằng.
Phần thi công đường dẫn lên cầu Quang Thanh tại xã Quang Hưng (An Lão, Hải Phòng), 31 hộ dân còn nhiều kiến nghị về bồi thường tài sản trên đất, giá đất bồi thường. Vì thế, đơn vị thi công chưa thể triển khai đường gom, cống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng.
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện An Lão cho biết đơn vị đang phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất huyện tổ chức kiểm kê lại một số hạng mục hạ tầng, kỹ thuật của các hộ dân. Đơn vị cũng sẽ kiểm tra lại một số kê khai thiếu sót như người dân phản ánh. "Còn việc bồi thường giá đất ở nông thôn cho người dân được thực hiện theo quy định", vị này nói.
Còn phần dự án đường dẫn tại xã Thanh Cường (huyện Thanh Hà, Hải Dương) phải thu hồi hơn 93.000 m2 của 206 hộ.
Đến nay, 6 hộ chưa nhận bồi thường vì các lý do mức bồi thường thấp, đề nghị giao đất tái định cư, đề nghị giao đất mới không qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất,...
Bà Phạm Thị Ản cùng 2 hộ dân khác kiến nghị đơn giá áp bồi thường đất ở thấp, mức giá đất làm cơ sở tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất tái định cư cao. "Vì thế, chúng tôi chưa ký phương án bồi thường, hỗ trợ", bà Ản nói.
Trao đổi với Zing, ông Trần Văn Tâm, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Hà, khẳng định Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện đã triển khai các trình tự, thủ tục liên quan đến thu hồi đất, lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. "Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với chính quyền xã Thanh Cường để tuyên truyền, giải thích các ý kiến, kiến nghị của các hộ gia đình", ông Tâm nói.
Ông Đặng Văn Hoan, Giám đốc Ban điều hành Liên danh Nhà thầu thi công cầu Quang Thanh, cho biết dự án đã hoàn thành trên 80% khối lượng. "Nếu có mặt bằng tốt, đường dẫn có thể đã trải được thảm nhựa. Tuy nhiên, điều kiện mặt bằng không tốt, giải phóng từng phần và chậm nên ảnh hưởng đến công trình", ông Hoan nói.
Vị trí cầu Quang Thanh. Ảnh: Google Maps.