42 năm trước, từ đêm 27 rạng 28/4 đến ngày 30/4/1975, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đã chiến đấu, chiếm giữ, bảo vệ an toàn cầu Rạch Chiếc, cây cầu quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, mở đường đón đại quân vào giải phóng Sài Gòn.Trong cuộc chiến đấu này tại nơi đây, 52 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.Sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tạo nên chiến công oanh liệt, góp phần quan trọng vào chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4.Đồng đội trong trận chiến đấu bảo vệ cầu Rạch Chiếc năm xưa đến thăm mộ các Anh hùng Liệt sĩ hi sinh đang an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quận Thủ Đức dịp 40 năm Giải phóng Sài Gòn (30/4/1975 - 30/4/2015).Kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chiều qua 27/4, những người đồng đội trong trận chiến năm xưa đã tề tựu về bên cầu Rạch Chiếc để tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.Mọi người quây quần bên bia tưởng niệm để thắp nén hương tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ đất nước.Những người lính năm xưa bên mộ đồng đội của mình.Các cô, chị trong câu lạc bộ ví dặm Nghệ Tĩnh đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.Mọi người dành tặng các Anh hùng những bài thơ, câu dặm quê hương.Dịp kỷ niệm 40 năm Giải phóng Sài Gòn 30/4/2015 vừa qua, TP HCM đã xây dựng Công viên, bia tưởng niệm các liệt sĩ chiến đấu bảo vệ cầu Rạch Chiếc với ý nghĩa lịch sử, chính trị, giáo dục và tính nhân văn truyền thống thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
42 năm trước, từ đêm 27 rạng 28/4 đến ngày 30/4/1975, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 316 đặc công biệt động đã chiến đấu, chiếm giữ, bảo vệ an toàn cầu Rạch Chiếc, cây cầu quan trọng nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc Sài Gòn, mở đường đón đại quân vào giải phóng Sài Gòn.
Trong cuộc chiến đấu này tại nơi đây, 52 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tạo nên chiến công oanh liệt, góp phần quan trọng vào chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4.
Đồng đội trong trận chiến đấu bảo vệ cầu Rạch Chiếc năm xưa đến thăm mộ các Anh hùng Liệt sĩ hi sinh đang an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quận Thủ Đức dịp 40 năm Giải phóng Sài Gòn (30/4/1975 - 30/4/2015).
Kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chiều qua 27/4, những người đồng đội trong trận chiến năm xưa đã tề tựu về bên cầu Rạch Chiếc để tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ.
Mọi người quây quần bên bia tưởng niệm để thắp nén hương tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh trong công cuộc bảo vệ đất nước.
Những người lính năm xưa bên mộ đồng đội của mình.
Các cô, chị trong câu lạc bộ ví dặm Nghệ Tĩnh đến dâng hoa, thắp hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ.
Mọi người dành tặng các Anh hùng những bài thơ, câu dặm quê hương.
Dịp kỷ niệm 40 năm Giải phóng Sài Gòn 30/4/2015 vừa qua, TP HCM đã xây dựng Công viên, bia tưởng niệm các liệt sĩ chiến đấu bảo vệ cầu Rạch Chiếc với ý nghĩa lịch sử, chính trị, giáo dục và tính nhân văn truyền thống thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.