Ngày 10/2 (mùng 6 Tết) xã Gio Hòa, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thi Chẻ Đá Mồ Côi. Hội thi đầu xuân gắn liền với nghề chẻ đá đã có từ lâu đời tại vùng đất phía tây huyện Gio Linh.Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gio Hòa, cho biết tại địa phương có nhiều tảng đá to thường gọi là "đá mồ côi". Tận dụng nguồn tài nguyên này, người dân từ lâu đã tìm cách chẻ nhỏ đá, chế tác thành các dụng cụ lao động như cối xay lúa, xay đậu... Về sau, đá chẻ còn dùng trong xây móng nhà, hàng rào, lăng mộ...Năm nay hội thi dùng tay chẻ đá có sự tham gia của 5 đội là các thôn trong xã Gio Hòa. Thể lệ hội thi đơn giản, từ tảng đá mồ côi to 4-5 người ôm, mỗi đội thi với 2 thành viên cần chẻ thành từng viên vuông thành, sắc cạnh với kích thước 10x18x26 cm. Thời gian thi trong một giờ đồng hồ.Việc chẻ đá này hoàn toàn thủ công, dụng cụ để chẻ đá đơn giản như búa, ve, đục,...Ban đầu, các đội dùng ve đục 3 lỗ nhỏ, gọi 3 nọc trên hòn đá. Sau đó, dùng 3 thanh sắt nhỏ hình tháp nhọn chêm vào 3 lỗ trên, đánh mạnh bằng búa tạ để hòn đá tảng vỡ đôi.Công việc này đòi hỏi những người phải có sức khỏe.Một tảng đá sau khi được chẻ làm đôi, sẽ tiếp tục chẻ 4, chẻ 8 để dần hình thành các viên đá.Ông Tạ Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Gio Hòa, cho biết toàn xã hiện có gần 120 người sinh sống bằng nghề chẻ đá, mỗi năm cho thu nhập khoảng 50-70 triệu đồng. Đá chẻ ở đây xuất bán đi nhiều nơi trong tỉnh và các địa phương lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.Người thợ dùng thước đo để cho ra các viên đá thành phẩm mà ban tổ chức yêu cầu.Thợ chẻ đá đòi hỏi sự khéo léo, bởi chỉ sơ suất, viên đá sẽ bị nứt toác, hư hỏng.Sau khi tảng đá to được chẻ nhỏ, người thợ dùng búa gọt các góc để viên đá đạt kích thước yêu cầu.Phía bên ngoài người dân địa phương reo hò tiếp lửa cho các đội thi.Ban giám khảo tiến hành đo các viên đá thành phẩm của một đội thi. Sau một giờ đồng hồ, đội đạt giải nhất chẻ được 5 viên đá, trong đó 3 viên đạt yêu cầu của ban tổ chức.Khán giả vui mừng khi đội nhà giành giải nhất hội thi chẻ đá. Hội thi tổ chức đầu năm mới nhằm tạo không khí lao động phấn khởi trên địa bàn.
Ngày 10/2 (mùng 6 Tết) xã Gio Hòa, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thi Chẻ Đá Mồ Côi. Hội thi đầu xuân gắn liền với nghề chẻ đá đã có từ lâu đời tại vùng đất phía tây huyện Gio Linh.
Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gio Hòa, cho biết tại địa phương có nhiều tảng đá to thường gọi là "đá mồ côi". Tận dụng nguồn tài nguyên này, người dân từ lâu đã tìm cách chẻ nhỏ đá, chế tác thành các dụng cụ lao động như cối xay lúa, xay đậu... Về sau, đá chẻ còn dùng trong xây móng nhà, hàng rào, lăng mộ...
Năm nay hội thi dùng tay chẻ đá có sự tham gia của 5 đội là các thôn trong xã Gio Hòa. Thể lệ hội thi đơn giản, từ tảng đá mồ côi to 4-5 người ôm, mỗi đội thi với 2 thành viên cần chẻ thành từng viên vuông thành, sắc cạnh với kích thước 10x18x26 cm. Thời gian thi trong một giờ đồng hồ.
Việc chẻ đá này hoàn toàn thủ công, dụng cụ để chẻ đá đơn giản như búa, ve, đục,...
Ban đầu, các đội dùng ve đục 3 lỗ nhỏ, gọi 3 nọc trên hòn đá. Sau đó, dùng 3 thanh sắt nhỏ hình tháp nhọn chêm vào 3 lỗ trên, đánh mạnh bằng búa tạ để hòn đá tảng vỡ đôi.
Công việc này đòi hỏi những người phải có sức khỏe.
Một tảng đá sau khi được chẻ làm đôi, sẽ tiếp tục chẻ 4, chẻ 8 để dần hình thành các viên đá.
Ông Tạ Văn Hòa, Phó chủ tịch UBND xã Gio Hòa, cho biết toàn xã hiện có gần 120 người sinh sống bằng nghề chẻ đá, mỗi năm cho thu nhập khoảng 50-70 triệu đồng. Đá chẻ ở đây xuất bán đi nhiều nơi trong tỉnh và các địa phương lân cận như Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.
Người thợ dùng thước đo để cho ra các viên đá thành phẩm mà ban tổ chức yêu cầu.
Thợ chẻ đá đòi hỏi sự khéo léo, bởi chỉ sơ suất, viên đá sẽ bị nứt toác, hư hỏng.
Sau khi tảng đá to được chẻ nhỏ, người thợ dùng búa gọt các góc để viên đá đạt kích thước yêu cầu.
Phía bên ngoài người dân địa phương reo hò tiếp lửa cho các đội thi.
Ban giám khảo tiến hành đo các viên đá thành phẩm của một đội thi. Sau một giờ đồng hồ, đội đạt giải nhất chẻ được 5 viên đá, trong đó 3 viên đạt yêu cầu của ban tổ chức.
Khán giả vui mừng khi đội nhà giành giải nhất hội thi chẻ đá. Hội thi tổ chức đầu năm mới nhằm tạo không khí lao động phấn khởi trên địa bàn.