Chùa Hang Đồ Sơn có tên chữ là Cốc Tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay là khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng.Chùa Hang được đánh giá là chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn hiện nay.Cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn (huyện Kiến Thụy gần đó, thờ Chử Đồng Tử) chùa Hang còn lưu giữ chứng tích quý liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta.Theo nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam, Chùa Hang Đồ Sơn có khả năng được xây dựng từ trước công nguyên, cụ thể là vào thế kỷ thứ 2.Theo ghi chép, ở thế kỷ thứ 2 TCN, một nhà sư từ Thiên Trúc đã đi cùng các thương gia sang Giao Châu (vùng đất Việt Nam ngày nay) để truyền bá đạo Phật. Chính ông đã dừng lại tại đây, chọn một hang đá để cư trú và mở chùa, đó chính là Cốc Tự cổ và ngày nay gọi là chùa Hang.Ban đầu chùa được xây dựng trong một hang đá, có chiều cao là 3.5m và rộng 7m, càng vào sâu bên trong thì chùa càng thu hẹp dần diện tích.Kiến trúc của chùa bao gồm 2 bậc thềm chính, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2, bậc thềm trong rộng 7m2, cao 0.5m. Đi sâu vào phía trong hang núi là tượng Phật Quang – người đã dạy đạo cho Chử Đồng Tử, một trong tứ bất tử của Việt Nam.Trước kia chùa có bàn thờ đá, tượng Adiđà, bát hương đều bằng đá. Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhưng nghe nói "bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi.Trong chiến tranh, dân tản cư, chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang chừng 8m để cất giấu tài liệu, phía ngoài xây tường bảo vệ che cửa hang. Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng.Sau khi đã trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa Hang mới được di chuyển và xây dựng lại cách chùa cũ khoảng 100m.Kiến trúc chùa mới đẹp, hiện đại và độc đáo hơn. Nhìn tổng thể, chùa Hang mới vẫn mang lối kiến trúc Tam giáo đồng nguyên. Ở khu vực nhà thờ Tổ của chùa, bên cạnh là đền thờ 3 Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Phía cổng vào của chùa đặt một bức tượng Phật Quan Âm từ bi, trang nghiêm hướng về phía biển. Phía bên phải là tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tượng trưng cho một vị sư tổ đã tu hành tại đây.Nét đẹp đặc biệt của Chùa Hang đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.Lễ hội Chùa Hang được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 1 - 6 tết Âm lịch, gồm 02 phần: Lễ và hội với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc, đời sống yên lành, hạnh phúc.Với những nét kiến trúc độc đáo và giá trị lịch văn hóa, lịch sử vô cùng quý giá, Chùa Hang đã trở thành một trong những điểm đến tâm linh, du lịch lý tưởng của người dân Hải Phòng cũng như du khách cả nước.>>> Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên (Nguồn:Kienthucnet):
Chùa Hang Đồ Sơn có tên chữ là Cốc Tự, xưa thuộc địa bàn Vạn Tác, xã Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương, nay là khu 1, phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng.
Chùa Hang được đánh giá là chùa thiên tạo lớn nhất trong khu di tích lịch sử Đồ Sơn hiện nay.
Cùng với miếu Thị Đa ở Cốc Liễn (huyện Kiến Thụy gần đó, thờ Chử Đồng Tử) chùa Hang còn lưu giữ chứng tích quý liên quan đến quá trình đạo Phật du nhập vào nước ta.
Theo nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam, Chùa Hang Đồ Sơn có khả năng được xây dựng từ trước công nguyên, cụ thể là vào thế kỷ thứ 2.
Theo ghi chép, ở thế kỷ thứ 2 TCN, một nhà sư từ Thiên Trúc đã đi cùng các thương gia sang Giao Châu (vùng đất Việt Nam ngày nay) để truyền bá đạo Phật. Chính ông đã dừng lại tại đây, chọn một hang đá để cư trú và mở chùa, đó chính là Cốc Tự cổ và ngày nay gọi là chùa Hang.
Ban đầu chùa được xây dựng trong một hang đá, có chiều cao là 3.5m và rộng 7m, càng vào sâu bên trong thì chùa càng thu hẹp dần diện tích.
Kiến trúc của chùa bao gồm 2 bậc thềm chính, bậc thềm ngoài rộng khoảng 23m2, bậc thềm trong rộng 7m2, cao 0.5m. Đi sâu vào phía trong hang núi là tượng Phật Quang – người đã dạy đạo cho Chử Đồng Tử, một trong tứ bất tử của Việt Nam.
Trước kia chùa có bàn thờ đá, tượng Adiđà, bát hương đều bằng đá. Năm 1930, Tuần phủ tỉnh Bắc Giang Đặng Quốc Giám xin được lô đất gần chùa đã cho phá núi để xây biệt thự và đục mở rộng cửa hang nhưng nghe nói "bị thần núi Cô Tiên quở” nên lại thôi.
Trong chiến tranh, dân tản cư, chùa gần đồn Tây nên cảnh chùa càng hoang vắng. Năm 1967, tiểu đoàn công binh đã phá rộng lòng hang chừng 8m để cất giấu tài liệu, phía ngoài xây tường bảo vệ che cửa hang. Vì vậy, những bài thơ đề vịnh Chùa Hang khắc trên vách đá, cùng bệ thờ đá đều bị hỏng.
Sau khi đã trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa Hang mới được di chuyển và xây dựng lại cách chùa cũ khoảng 100m.
Kiến trúc chùa mới đẹp, hiện đại và độc đáo hơn. Nhìn tổng thể, chùa Hang mới vẫn mang lối kiến trúc Tam giáo đồng nguyên. Ở khu vực nhà thờ Tổ của chùa, bên cạnh là đền thờ 3 Mẫu Thượng Thiên, Thượng Ngàn và Mẫu Thoải. Phía cổng vào của chùa đặt một bức tượng Phật Quan Âm từ bi, trang nghiêm hướng về phía biển. Phía bên phải là tòa tháp 7 tầng, mỗi tầng tượng trưng cho một vị sư tổ đã tu hành tại đây.
Nét đẹp đặc biệt của Chùa Hang đó chính là phong cảnh cực kì hài hòa, thế lưng tựa núi, mặt hướng biển, không khí trong hang lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu.
Lễ hội Chùa Hang được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 1 - 6 tết Âm lịch, gồm 02 phần: Lễ và hội với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc, đời sống yên lành, hạnh phúc.
Với những nét kiến trúc độc đáo và giá trị lịch văn hóa, lịch sử vô cùng quý giá, Chùa Hang đã trở thành một trong những điểm đến tâm linh, du lịch lý tưởng của người dân Hải Phòng cũng như du khách cả nước.
>>> Mời độc giả xem thêm video Địa Tạng Phi Lai Tự, ngôi chùa xanh mát đẹp như chốn thần tiên (Nguồn:Kienthucnet):