Ngày 16/2, thực hiện lệnh giãn cách xã hội, hàng loạt chốt chặn được dựng lên trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các chốt kiểm dịch hoạt động 24/24h để kiểm soát người ra vào.TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng tiếp tục phong tỏa.17h hàng ngày là giờ tan tầm của KCN Phúc Điền nên con đường trong thôn Lai Xá (xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng) luôn đông đúc xe cộ. Tuy nhiên hiện nay, do tình hình dịch bệnh căng thẳng, các công ty đóng cửa, công nhân nghỉ làm. Ngoài đường vì thế cũng xảy ra cảnh tượng vắng lặng.Trong phòng trọ 15 m2, chị Hoàng Thị Sao đang dỗ dành cậu con trai vừa tỉnh giấc. Quê gốc ở Bắc Giang, người phụ nữ này đã xuống Hải Dương làm việc cả chục năm nay. Công việc trong nhà máy giúp chị có khoản thu đều đặn là 6 triệu đồng/tháng. Số tiền ấy chị vừa nuôi mẹ già, con nhỏ, vừa phải tích cóp để có tiền dành dụm.Những ngày có dịch, nhà máy đóng cửa nên chị Sao phải nghỉ làm. Không được trả lương, chị đau đáu lo đến chuyện tiền nong: “Tôi chỉ ước làm sao hết dịch còn đi làm để trang trải cuộc sống”.Niềm mong mỏi của chị Sao cũng giống nhiều công nhân đang bị kẹt tại Hải Dương vì đại dịch."Tôi dự trữ đồ ăn từ trước Tết. Thuộc khu vực phong tỏa nên chúng tôi không thể ra ngoài. Đồ ăn dần hết, tiền mặt cũng không có, mọi người trong xóm lại vay mượn vòng quanh rồi đùm bọc nhau từng ngày", chị Đàm Mai (trái) - nữ công nhân người Hà Giang kẹt lại vùng dịch chia sẻ.Xóm trọ của chị Mai có 14 người, tất cả đều là lao động từ tỉnh xa tới làm việc. Họ nuôi chung 3 con gà, mọi người dặn nhau khi nào hết sạch đồ ăn mới dùng tới.Thực hiện giãn cách, hàng quán đóng cửa hết. Anh Lý Văn Công mua chiếc tông đơ về để cắt tóc cho mọi người trong xóm trọ. “Thôi thì gắn bó với nhau, bám lấy nhau để mà sống tiếp”, anh Công nói.Ngồi một mình trong căn phòng trọ đơn sơ, Tăng Thị Sang nhìn xa xăm. Cô liên tục kể về ngôi nhà nhỏ của mình ở Yên Bái. Sang là mẹ đơn thân, con gái cô những ngày này phải gửi bà ngoại nuôi nấng. Tết không về, mỗi lần nhận được điện thoại từ quê nhà, Sang đều khóc. "Em nhớ nhà, nhớ con gái, nhớ mẹ. Em chỉ mong được về", nữ công nhân tâm sự.Ngày 4/2, anh Lương Văn Cường nhận được thông báo tạm nghỉ của công ty do dịch bệnh. Quê ở Bắc Giang, không quá xa nhưng vì đảm bảo an toàn cho gia đình, anh không dám về quê. Những ngày qua, anh chỉ loanh quanh trong khu trọ. "Ở nhà lâu người cũng uể oải, tôi muốn đi làm hơn", anh Cường cười nói. Vì làm lâu năm trong công ty, anh Cường không lo thất nghiệp, nhưng tiền lương những ngày nghỉ việc chỉ đủ ăn, không thể gửi về gia đình. Những khu trọ vẫn khóa trái cổng. Nhịp sống của những công nhân ngày nghỉ dịch không nhộn nhịp như trước kia. Thỉnh thoảng vài người ra ngoài hóng nắng hoặc hoạt động thể thao để đỡ buồn.
Video: Trắng đêm đưa 500 công nhân ở Chí Linh (Hải Dương) vào nơi cách ly tập trung. (Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp)
Ngày 16/2, thực hiện lệnh giãn cách xã hội, hàng loạt chốt chặn được dựng lên trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các chốt kiểm dịch hoạt động 24/24h để kiểm soát người ra vào.
TP Chí Linh và huyện Cẩm Giàng tiếp tục phong tỏa.
17h hàng ngày là giờ tan tầm của KCN Phúc Điền nên con đường trong thôn Lai Xá (xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng) luôn đông đúc xe cộ. Tuy nhiên hiện nay, do tình hình dịch bệnh căng thẳng, các công ty đóng cửa, công nhân nghỉ làm. Ngoài đường vì thế cũng xảy ra cảnh tượng vắng lặng.
Trong phòng trọ 15 m2, chị Hoàng Thị Sao đang dỗ dành cậu con trai vừa tỉnh giấc. Quê gốc ở Bắc Giang, người phụ nữ này đã xuống Hải Dương làm việc cả chục năm nay. Công việc trong nhà máy giúp chị có khoản thu đều đặn là 6 triệu đồng/tháng. Số tiền ấy chị vừa nuôi mẹ già, con nhỏ, vừa phải tích cóp để có tiền dành dụm.
Những ngày có dịch, nhà máy đóng cửa nên chị Sao phải nghỉ làm. Không được trả lương, chị đau đáu lo đến chuyện tiền nong: “Tôi chỉ ước làm sao hết dịch còn đi làm để trang trải cuộc sống”.
Niềm mong mỏi của chị Sao cũng giống nhiều công nhân đang bị kẹt tại Hải Dương vì đại dịch.
"Tôi dự trữ đồ ăn từ trước Tết. Thuộc khu vực phong tỏa nên chúng tôi không thể ra ngoài. Đồ ăn dần hết, tiền mặt cũng không có, mọi người trong xóm lại vay mượn vòng quanh rồi đùm bọc nhau từng ngày", chị Đàm Mai (trái) - nữ công nhân người Hà Giang kẹt lại vùng dịch chia sẻ.
Xóm trọ của chị Mai có 14 người, tất cả đều là lao động từ tỉnh xa tới làm việc. Họ nuôi chung 3 con gà, mọi người dặn nhau khi nào hết sạch đồ ăn mới dùng tới.
Thực hiện giãn cách, hàng quán đóng cửa hết. Anh Lý Văn Công mua chiếc tông đơ về để cắt tóc cho mọi người trong xóm trọ. “Thôi thì gắn bó với nhau, bám lấy nhau để mà sống tiếp”, anh Công nói.
Ngồi một mình trong căn phòng trọ đơn sơ, Tăng Thị Sang nhìn xa xăm. Cô liên tục kể về ngôi nhà nhỏ của mình ở Yên Bái. Sang là mẹ đơn thân, con gái cô những ngày này phải gửi bà ngoại nuôi nấng. Tết không về, mỗi lần nhận được điện thoại từ quê nhà, Sang đều khóc. "Em nhớ nhà, nhớ con gái, nhớ mẹ. Em chỉ mong được về", nữ công nhân tâm sự.
Ngày 4/2, anh Lương Văn Cường nhận được thông báo tạm nghỉ của công ty do dịch bệnh. Quê ở Bắc Giang, không quá xa nhưng vì đảm bảo an toàn cho gia đình, anh không dám về quê. Những ngày qua, anh chỉ loanh quanh trong khu trọ. "Ở nhà lâu người cũng uể oải, tôi muốn đi làm hơn", anh Cường cười nói. Vì làm lâu năm trong công ty, anh Cường không lo thất nghiệp, nhưng tiền lương những ngày nghỉ việc chỉ đủ ăn, không thể gửi về gia đình. Những khu trọ vẫn khóa trái cổng. Nhịp sống của những công nhân ngày nghỉ dịch không nhộn nhịp như trước kia. Thỉnh thoảng vài người ra ngoài hóng nắng hoặc hoạt động thể thao để đỡ buồn.
Video: Trắng đêm đưa 500 công nhân ở Chí Linh (Hải Dương) vào nơi cách ly tập trung. (Nguồn: Truyền hình Đồng Tháp)