Mới đây, Công ty CP Tập đoàn An Lạc chủ đầu tư dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony đã đổ hàng chục mét tường bê tông kiên cố chặn đường đi tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) khiến người dân bức xúc và tập trung phản đối.Đỉnh điểm, sáng 26/2, rất đông người dân xã Vân Canh tập trung tại khu vực tường bao để căng băng rôn phản đối và yêu cầu chủ đầu tư khu đô thị tháo dỡ bức tường bê tông chắn lối đi nêu trên.Sau vụ việc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra, xử lý. Theo ông Trường, đằng sau lớp tôn được dựng sẵn trước đó, Công ty An Lạc đổ móng bê tông và dựng lên các tấm vật liệu để làm rào chắn. Việc làm này là không đúng quy định. Quan điểm của huyện Hoài Đức là yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ bức rào chắn này. Nếu không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.Tuy nhiên, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tính đến ngày 7/3, bức tường kiên cố của dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony vẫn chưa được xử lý dứt điểm, vẫn còn cố định ở một vài vị trí và vẫn còn tấm tôn chắn khiến người dân bức xúc.Thời điểm này, bên trong dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony đã được chủ đầu tư giăng các biển báo "cấm quay phim, chụp ảnh dưới mọi hình thức" hòng ngăn chặn, hạn chế sự tiếp cận thông tin, hình ảnh dự án của người dân, khách hàng và cơ quan chức năng. Có thể chủ đầu tư muốn "bưng bít" những hạ tầng xây dựng không phép, vi phạm quy định pháp luật?.Theo kiểm đếm của PV, tại các vị trí cổng dẫn vào dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony đều có biển cấm quay phim, chụp ảnh (8 biển cấm) và nhân viên bảo vệ chốt chặn, giám sát người ra vào.Chính động thái này của Công ty CP Tập đoàn An Lạc đã khiến dư luận và các khách hàng hoài nghi về tính thực tế, thiếu sự minh bạch, thiếu hồ sơ pháp lý của dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony cũng như chất lượng công trình.Có lẽ các cơ quan chức năng, người dân và khách hàng dự án khu đô thị mới An Lạc Green Symphony đang bị "che mắt" bởi biến báo "cấm quay phim, chụp ảnh" trái quy định pháp luật mà Công ty CP Tập đoàn An Lạc dựng lên. Đây có thể là một dấu hiệu thể hiện sự khuất tất, không minh bạch tại dự án..Bởi lẽ, dự án khu đô thị mới An Lạc Green Symphony trước đây là dự án khu đô thị mới thuộc khu đô thị ĐH Vân Canh. Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao 59,7ha đất cho Công ty CP đầu tư An Lạc thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau sáp nhập vào TP Hà Nội nên dự án phải rà soát và điều chỉnh theo quy hoạch chung Thủ đô.Sau hơn chục năm “đắp chiếu”, tháng 7/2019, dự án đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đến tháng 6/2020, TP Hà Nội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cho Công ty CP đầu tư An Lạc với tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch là hơn 57ha và yêu cầu nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định.Tuy nhiên, trong khi dự án phải hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quyết định giao đất, xác định lại nghĩa vụ tài chính, bổ sung mốc giới sau khi điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương nhưng chủ đầu tư đã rầm rộ rao bán và bàn giao biệt thự, nhà liền kề cho khách.Ngoài ra, dự án này còn dính đến lùm xùm xây dựng không phép. Theo đó, đầu năm 2021, dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng nhưng Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Lạc đã cho thi công rầm rộ phần hầm tòa nhà chung cư C1-CT và bị UBND huyện Hoài Đức xử phạt 40 triệu đồng.Đến thời điểm này, Công ty CP An Lạc vẫn chưa được Sở Xây dựng Hà Nội cấp GPXD cho công trình tòa nhà chung cư C1-CT. Lý do được biết, thời hạn 60 ngày (kể từ ngày lập biên bản vi phạm) đã qua, nhưng chủ đầu tư không khắc phục hậu quả.
Mới đây, Công ty CP Tập đoàn An Lạc chủ đầu tư dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony đã đổ hàng chục mét tường bê tông kiên cố chặn đường đi tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) khiến người dân bức xúc và tập trung phản đối.
Đỉnh điểm, sáng 26/2, rất đông người dân xã Vân Canh tập trung tại khu vực tường bao để căng băng rôn phản đối và yêu cầu chủ đầu tư khu đô thị tháo dỡ bức tường bê tông chắn lối đi nêu trên.
Sau vụ việc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Hoàng Trường đã trực tiếp có mặt tại hiện trường để kiểm tra, xử lý. Theo ông Trường, đằng sau lớp tôn được dựng sẵn trước đó, Công ty An Lạc đổ móng bê tông và dựng lên các tấm vật liệu để làm rào chắn. Việc làm này là không đúng quy định. Quan điểm của huyện Hoài Đức là yêu cầu chủ đầu tư tự phá dỡ bức rào chắn này. Nếu không hợp tác, cơ quan chức năng sẽ lập biên bản vi phạm hành chính và cưỡng chế tháo dỡ theo quy định.
Tuy nhiên, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, tính đến ngày 7/3, bức tường kiên cố của dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony vẫn chưa được xử lý dứt điểm, vẫn còn cố định ở một vài vị trí và vẫn còn tấm tôn chắn khiến người dân bức xúc.
Thời điểm này, bên trong dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony đã được chủ đầu tư giăng các biển báo "cấm quay phim, chụp ảnh dưới mọi hình thức" hòng ngăn chặn, hạn chế sự tiếp cận thông tin, hình ảnh dự án của người dân, khách hàng và cơ quan chức năng. Có thể chủ đầu tư muốn "bưng bít" những hạ tầng xây dựng không phép, vi phạm quy định pháp luật?.
Theo kiểm đếm của PV, tại các vị trí cổng dẫn vào dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony đều có biển cấm quay phim, chụp ảnh (8 biển cấm) và nhân viên bảo vệ chốt chặn, giám sát người ra vào.
Chính động thái này của Công ty CP Tập đoàn An Lạc đã khiến dư luận và các khách hàng hoài nghi về tính thực tế, thiếu sự minh bạch, thiếu hồ sơ pháp lý của dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony cũng như chất lượng công trình.
Có lẽ các cơ quan chức năng, người dân và khách hàng dự án khu đô thị mới An Lạc Green Symphony đang bị "che mắt" bởi biến báo "cấm quay phim, chụp ảnh" trái quy định pháp luật mà Công ty CP Tập đoàn An Lạc dựng lên. Đây có thể là một dấu hiệu thể hiện sự khuất tất, không minh bạch tại dự án..
Bởi lẽ, dự án khu đô thị mới An Lạc Green Symphony trước đây là dự án khu đô thị mới thuộc khu đô thị ĐH Vân Canh. Năm 2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao 59,7ha đất cho Công ty CP đầu tư An Lạc thực hiện dự án. Tuy nhiên, sau sáp nhập vào TP Hà Nội nên dự án phải rà soát và điều chỉnh theo quy hoạch chung Thủ đô.
Sau hơn chục năm “đắp chiếu”, tháng 7/2019, dự án đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Đến tháng 6/2020, TP Hà Nội quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cho Công ty CP đầu tư An Lạc với tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch là hơn 57ha và yêu cầu nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Tuy nhiên, trong khi dự án phải hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quyết định giao đất, xác định lại nghĩa vụ tài chính, bổ sung mốc giới sau khi điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh chủ trương nhưng chủ đầu tư đã rầm rộ rao bán và bàn giao biệt thự, nhà liền kề cho khách.
Ngoài ra, dự án này còn dính đến lùm xùm xây dựng không phép. Theo đó, đầu năm 2021, dù chưa được cơ quan chức năng cấp phép xây dựng nhưng Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Lạc đã cho thi công rầm rộ phần hầm tòa nhà chung cư C1-CT và bị UBND huyện Hoài Đức xử phạt 40 triệu đồng.
Đến thời điểm này, Công ty CP An Lạc vẫn chưa được Sở Xây dựng Hà Nội cấp GPXD cho công trình tòa nhà chung cư C1-CT. Lý do được biết, thời hạn 60 ngày (kể từ ngày lập biên bản vi phạm) đã qua, nhưng chủ đầu tư không khắc phục hậu quả.