Cuối tháng 12/2021, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Ávà các đơn vị, địa phương liên quan.Đến nay, ngoài Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, lực lượng chức năng đã khởi tố hàng loạt bị can, trong có các quan chức của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong vụ án này,nhiều Giám đốc CDC ở các địa phương bị khởi tố, bắt tạm giam.Ngày 25/4/2022, Công an tỉnh Nam Định đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và thực hiện khám xét nơi làm việc của Đỗ Đức Lưu - Giám đốc CDC tỉnh Nam Định, và 4 cán bộ của trung tâm để điều tra do liên quan đến vụ kit test của Công ty Việt Á.Ông Đỗ Đức Lưu và 4 cán bộ của CDC Nam Định bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.Tháng 2/2022, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức (Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.Trước đây, khi Bộ Công an thông tin Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương liên quan trong vụ Việt Á mua bán kit xét nghiệm COVID-19, ông Hoàng Văn Đức trao đổi và khẳng định với báo chí là “không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào”.Ngày 21/1/2022, ông Lâm Văn Tuấn - Giám đốc CDC Bắc Giang bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Kết quả điều tra ban đầu xác định, bị can Tuấn đã có hành vi thông đồng, cấu kết với Việt Á thực hiện các hành vi trái pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm COVID-19 do công ty này sản xuất. Tổng giá trị các hợp đồng mua kit xét nghiệm giữa Công ty Phan Anh, CDC Bắc Giang với Việt Á là hơn 148 tỷ đồng.Ngày 31/12/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An liên quan tới kit xét nghiệm COVID-19 tại Công ty Việt Á.Bị khởi tố cùng ngày với ông Nguyễn Văn Định (ảnh trái) là ông Nguyễn Thành Danh (ảnh phải), Giám đốc CDC Bình Dương. Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã vi phạm các quy định của Luật đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua vật tư phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Ngày 18/12/2021, ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ".Theo điều tra, Phan Quốc Việt- Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Phạm Duy Tuyến thỏa thuận và thống nhất về việc Công ty Việt Á sẽ chi tiền “lại quả” cho Phạm Duy Tuyến theo Hợp đồng Công ty Việt Á được CDC Hải Dương ký kết và thanh quyết toán. Để có tiền trích % cho Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt đã nâng khống giá đầu vào chi phí sản xuất sản phẩm vật tư, thiết bị của công ty nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, giúp sản phẩm được tiêu thụ nhiều và lợi nhuận lớn.>>> Xem thêm video: Nhận diện số 4: Test kit Việt Á chui từ đâu ra? Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.
Cuối tháng 12/2021, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Ávà các đơn vị, địa phương liên quan.
Đến nay, ngoài Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á, lực lượng chức năng đã khởi tố hàng loạt bị can, trong có các quan chức của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong vụ án này,nhiều Giám đốc CDC ở các địa phương bị khởi tố, bắt tạm giam.
Ngày 25/4/2022, Công an tỉnh Nam Định đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và thực hiện khám xét nơi làm việc của Đỗ Đức Lưu - Giám đốc CDC tỉnh Nam Định, và 4 cán bộ của trung tâm để điều tra do liên quan đến vụ kit test của Công ty Việt Á.
Ông Đỗ Đức Lưu và 4 cán bộ của CDC Nam Định bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tháng 2/2022, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức (Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trước đây, khi Bộ Công an thông tin Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương liên quan trong vụ Việt Á mua bán kit xét nghiệm COVID-19, ông Hoàng Văn Đức trao đổi và khẳng định với báo chí là “không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào”.
Ngày 21/1/2022, ông Lâm Văn Tuấn - Giám đốc CDC Bắc Giang bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Kết quả điều tra ban đầu xác định, bị can Tuấn đã có hành vi thông đồng, cấu kết với Việt Á thực hiện các hành vi trái pháp luật khi tổ chức đấu thầu mua kit xét nghiệm COVID-19 do công ty này sản xuất. Tổng giá trị các hợp đồng mua kit xét nghiệm giữa Công ty Phan Anh, CDC Bắc Giang với Việt Á là hơn 148 tỷ đồng.
Ngày 31/12/2021, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An liên quan tới kit xét nghiệm COVID-19 tại Công ty Việt Á.
Bị khởi tố cùng ngày với ông Nguyễn Văn Định (ảnh trái) là ông Nguyễn Thành Danh (ảnh phải), Giám đốc CDC Bình Dương. Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã vi phạm các quy định của Luật đấu thầu khi tổ chức đấu thầu mua vật tư phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ngày 18/12/2021, ông Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và tội "Nhận hối lộ".
Theo điều tra, Phan Quốc Việt- Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và Phạm Duy Tuyến thỏa thuận và thống nhất về việc Công ty Việt Á sẽ chi tiền “lại quả” cho Phạm Duy Tuyến theo Hợp đồng Công ty Việt Á được CDC Hải Dương ký kết và thanh quyết toán. Để có tiền trích % cho Phạm Duy Tuyến, Phan Quốc Việt đã nâng khống giá đầu vào chi phí sản xuất sản phẩm vật tư, thiết bị của công ty nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, giúp sản phẩm được tiêu thụ nhiều và lợi nhuận lớn.
>>> Xem thêm video: Nhận diện số 4: Test kit Việt Á chui từ đâu ra? Nguồn: Truyền Hình Nhân Dân.