Câu chuyện bà Nguyễn Thị Bích Liên, 59 tuổi, ở Hà Nội sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực sâu ở Yên Tử nhờ ăn cây dương xỉ, bới rác tìm nước thừa trong chai nhựa để uống đang được xem là kỳ tích và gây chú ý dư luận.Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, cho biết lúc được cứu, bà Liên đã mệt lả vì nhiều ngày thiếu thức ăn, nước uống. Bà vẫn giữ vé cáp treo và vé vãn cảnh Yên Tử từ ngày 27/4, tuy nhiên đã bị ướt. Nạn nhân được cõng xuống núi chăm sóc, hiện sức khỏe đã ổn định.Khu vực bà Liên gặp nạn là vực sâu, cách đỉnh chùa Đồng khoảng 50 m, thường có gió to, mây mù. Vậy rừng quốc gia Yên Tử có địa hình như thế nào?.Rừng Quốc gia Yên Tử thuộc địa bàn phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 40 km và cách thủ đô Hà Nội 150 km. Năm 2011, rừng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1671/ QĐ-TTg ngày 26/9/2011, thành lập khu rừng Quốc gia Yên Tử thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.Với diện tích 2.783ha, một diện tích không lớn, nhưng nơi đây được ví như một bảo tàng lưu giữ, bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm và một hệ sinh thái đa dạng trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.Đặc biệt nơi đây còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh cùng với một quần thể di tích kiến trúc tôn giáo lớn tồn tại hàng trăm năm, gắn liền với sự nghiệp tu hành của Hoàng đế Trần Nhân Tông – người đã sáng lập lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hay còn gọi là Phật giáo của Việt Nam.Về mặt địa giới: Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp khu vực than Thùng xã Thượng Yên Công; Phía Tây giáp xã Tràng Lương, xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều; Phía Nam là địa bàn phường Phương Đông.Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 2.783ha, trong đó có 70,3% diện tích là rừng tự nhiên đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc Việt Nam. Phạm vi danh giới được chia thành 2 phân khu, gồm khu A và khu B nằm trong địa giới hành chính thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, khu A được bao bởi hệ dông chính Yên Tử về phía Bắc từ đỉnh 660 m đến đỉnh 908 m và hai dông phụ theo hướng Bắc – Nam. Đỉnh núi cao nhất khu đặc dụng là đỉnh Yên tử 1.068m, điểm thấp nhất là cánh đồng Năm Mẫu 50m.Địa hình khu A thấp dần từ Bắc (chùa Đồng) xuống Nam (chùa Lân), đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ cho Danh thắng Yên Tử. Tuy nhiên, địa hình ở đây bị chia cắt khá mạnh, độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi >400.Khu B: địa hình đồi, núi thấp, đỉnh cao nhất 312m, ranh giới xã Phương Đông và xã Hồng Thái Đông huyện Đông Triều, điểm thấp nhất là đập cửa ngăn 40m, độ dốc trung bình 15-200, có nơi >350, là đầu nguồn của suối Tắm chảy ra khu vực Dốc Đỏ.Với giá trị vốn có của mình cùng với cảnh quan thiên nhiên, hấp dẫn, hàng năm Yên Tử đã đón tiếp hàng vạn du khách trong và ngoài nước về hành hương, tham quan lễ Phật. Yên Tử đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho loại hình du lịch sinh thái, khám phá rừng.
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Bích Liên, 59 tuổi, ở Hà Nội sống sót sau 7 ngày rơi xuống vực sâu ở Yên Tử nhờ ăn cây dương xỉ, bới rác tìm nước thừa trong chai nhựa để uống đang được xem là kỳ tích và gây chú ý dư luận.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử, cho biết lúc được cứu, bà Liên đã mệt lả vì nhiều ngày thiếu thức ăn, nước uống. Bà vẫn giữ vé cáp treo và vé vãn cảnh Yên Tử từ ngày 27/4, tuy nhiên đã bị ướt. Nạn nhân được cõng xuống núi chăm sóc, hiện sức khỏe đã ổn định.
Khu vực bà Liên gặp nạn là vực sâu, cách đỉnh chùa Đồng khoảng 50 m, thường có gió to, mây mù. Vậy rừng quốc gia Yên Tử có địa hình như thế nào?.
Rừng Quốc gia Yên Tử thuộc địa bàn phường Phương Đông và xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 40 km và cách thủ đô Hà Nội 150 km.
Năm 2011, rừng Yên Tử được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1671/ QĐ-TTg ngày 26/9/2011, thành lập khu rừng Quốc gia Yên Tử thuộc loại khu rừng lịch sử - văn hóa – môi trường trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam.
Với diện tích 2.783ha, một diện tích không lớn, nhưng nơi đây được ví như một bảo tàng lưu giữ, bảo tồn nhiều nguồn gen quý hiếm và một hệ sinh thái đa dạng trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam.
Đặc biệt nơi đây còn ẩn chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh cùng với một quần thể di tích kiến trúc tôn giáo lớn tồn tại hàng trăm năm, gắn liền với sự nghiệp tu hành của Hoàng đế Trần Nhân Tông – người đã sáng lập lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, hay còn gọi là Phật giáo của Việt Nam.
Về mặt địa giới: Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; Phía Đông giáp khu vực than Thùng xã Thượng Yên Công; Phía Tây giáp xã Tràng Lương, xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều; Phía Nam là địa bàn phường Phương Đông.
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là: 2.783ha, trong đó có 70,3% diện tích là rừng tự nhiên đặc trưng cho hệ sinh thái rừng Đông Bắc Việt Nam. Phạm vi danh giới được chia thành 2 phân khu, gồm khu A và khu B nằm trong địa giới hành chính thành phố Uông Bí và thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Địa hình bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, khu A được bao bởi hệ dông chính Yên Tử về phía Bắc từ đỉnh 660 m đến đỉnh 908 m và hai dông phụ theo hướng Bắc – Nam. Đỉnh núi cao nhất khu đặc dụng là đỉnh Yên tử 1.068m, điểm thấp nhất là cánh đồng Năm Mẫu 50m.
Địa hình khu A thấp dần từ Bắc (chùa Đồng) xuống Nam (chùa Lân), đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ cho Danh thắng Yên Tử. Tuy nhiên, địa hình ở đây bị chia cắt khá mạnh, độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi >400.
Khu B: địa hình đồi, núi thấp, đỉnh cao nhất 312m, ranh giới xã Phương Đông và xã Hồng Thái Đông huyện Đông Triều, điểm thấp nhất là đập cửa ngăn 40m, độ dốc trung bình 15-200, có nơi >350, là đầu nguồn của suối Tắm chảy ra khu vực Dốc Đỏ.
Với giá trị vốn có của mình cùng với cảnh quan thiên nhiên, hấp dẫn, hàng năm Yên Tử đã đón tiếp hàng vạn du khách trong và ngoài nước về hành hương, tham quan lễ Phật. Yên Tử đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho loại hình du lịch sinh thái, khám phá rừng.