Nằm cách trung tâm TP Hội An cũng không xa, ngôi nhà "dị biệt" của ông Nguyễn Hoàng Linh (47 tuổi) nằm bên cạnh rừng dừa nước ở xã Cẩm Thanh. Với vẻ ngoài còn đang được chắp vá, công trình này trở nên khác biệt với những ngôi nhà xung quanh. Công trình này không chỉ là nơi ở của gia đình ông Linh mà nó còn là một "biểu tượng" giúp lan truyền cảm hứng bảo vệ môi trường đến bất cứ ai đã từng ghé thăm.Điều kỳ lạ là suốt 15 năm qua, "dị nhân" này lặng lẽ đi nhặt ve chai, rồi mỗi ngày tranh thủ thời gian rảnh, ông lại "chắp vá" những chiếc chai vào ngôi nhà hai tầng, mỗi tầng rộng 90m2 của mình. Năm 2006, ông xây ngôi nhà của mình nhưng lại thiếu tiền để hoàn thiện nên chỉ mới xong phần thô.Đến năm 2016, khi thấy nhiều nhà hàng ở Hội An vứt bỏ chai thủy tinh, sẵn có tay nghề xây dựng, ông nảy sinh ý tưởng xây ngôi nhà khác lạ với tường là gạch, xi măng, phía trong và ngoài sẽ gắn vỏ chai."Ngôi nhà rộng 5m, dài 18m, có 20 trụ bê tông và được tự tay tôi xây. Đây là tài sản quý giá của cả đời, nên tôi muốn nó thật khác biệt, không giống ai. Vì thế ngôi nhà bằng vỏ chai là một "kiệt tác" được tôi xây hơn 15 năm qua nhưng chưa hoàn thiện", ông Linh chia sẻ.Trước khi dùng vỏ chai làm nhà, ông Linh phân loại kích thước, màu sắc và tiến hành rửa sạch chúng bằng xà phòng."Chai phải được rửa thật tỉ mỉ, cẩn thận để loại bỏ nhãn hiệu, vết bẩn. Việc này khiến chai được sáng bóng hơn và nổi lên được vẻ đẹp của từng vỏ chai", ông Linh giải thích.Sau khi rửa sạch, chai được ông đổ nước vào trong rồi đậy nắp lại. Cách làm này tạo cách nhiệt, mùa nắng ngôi nhà sẽ mát mẻ và giúp chai phản chiếu được ánh sáng.Những chai không có nắp thì ông dùng xốp để bịt kín việc này để tránh nước bị bay hơi khi được gắn vào tường.Ông Linh dùng xi măng để gắn chai vào tường. Việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ và làm trong nhiều ngày.Mỗi lần chỉ làm được khoảng 5 lớp chai là dừng, chờ cho xi măng gắn kết mới tiếp tục. "Nếu làm nhiều lớp quá, chai sẽ không chịu được và bị đổ, lúc đó coi như phải gắn lại từ đầu", ông Linh nói.Trung bình, mỗi ngày, ông Linh gắn được gần 100 chai lên tường. Sau đó ông cẩn thận dùng khăn thấm nước lau sạch từng chai. Hiện tại, ông Linh đã gắn được hơn 12.000 chai quanh tường nhà.Ngôi nhà được ông Linh thiết kế hai cầu thang, rất giống phong cách phương tây và tất cả đều được trang trí vỏ chai.Hành lang, lan can, tường, trụ… tất cả các chi tiết trong nhà đều được ông trang trí bằng vỏ chai đủ màu sắc.Một kiến trúc phụ trên sân thượng được ông xếp lớp vỏ chai màu trắng, phía trong chứa nước trong suốt, khi trời nắng phát ra màu óng ánh.Với lý do không đủ nguyên liệu và bận công việc nên suốt 15 năm qua, ngôi nhà của ông Linh vẫn còn dang dở. Dự kiến 5 năm tới, ông gắn thêm gần 10.000 vỏ chai thì mới hoàn thành."Khi thấy tôi đi nhặt vỏ chai về để xây nhà, nhiều người nói tôi khùng, tôi điên, nhưng tôi bỏ ngoài tai, tiếp tục thu gom chai về và xây nên một "kiệt tác" cho đời mình", ông Linh nói.
Nằm cách trung tâm TP Hội An cũng không xa, ngôi nhà "dị biệt" của ông Nguyễn Hoàng Linh (47 tuổi) nằm bên cạnh rừng dừa nước ở xã Cẩm Thanh. Với vẻ ngoài còn đang được chắp vá, công trình này trở nên khác biệt với những ngôi nhà xung quanh.
Công trình này không chỉ là nơi ở của gia đình ông Linh mà nó còn là một "biểu tượng" giúp lan truyền cảm hứng bảo vệ môi trường đến bất cứ ai đã từng ghé thăm.
Điều kỳ lạ là suốt 15 năm qua, "dị nhân" này lặng lẽ đi nhặt ve chai, rồi mỗi ngày tranh thủ thời gian rảnh, ông lại "chắp vá" những chiếc chai vào ngôi nhà hai tầng, mỗi tầng rộng 90m2 của mình. Năm 2006, ông xây ngôi nhà của mình nhưng lại thiếu tiền để hoàn thiện nên chỉ mới xong phần thô.
Đến năm 2016, khi thấy nhiều nhà hàng ở Hội An vứt bỏ chai thủy tinh, sẵn có tay nghề xây dựng, ông nảy sinh ý tưởng xây ngôi nhà khác lạ với tường là gạch, xi măng, phía trong và ngoài sẽ gắn vỏ chai.
"Ngôi nhà rộng 5m, dài 18m, có 20 trụ bê tông và được tự tay tôi xây. Đây là tài sản quý giá của cả đời, nên tôi muốn nó thật khác biệt, không giống ai. Vì thế ngôi nhà bằng vỏ chai là một "kiệt tác" được tôi xây hơn 15 năm qua nhưng chưa hoàn thiện", ông Linh chia sẻ.
Trước khi dùng vỏ chai làm nhà, ông Linh phân loại kích thước, màu sắc và tiến hành rửa sạch chúng bằng xà phòng.
"Chai phải được rửa thật tỉ mỉ, cẩn thận để loại bỏ nhãn hiệu, vết bẩn. Việc này khiến chai được sáng bóng hơn và nổi lên được vẻ đẹp của từng vỏ chai", ông Linh giải thích.
Sau khi rửa sạch, chai được ông đổ nước vào trong rồi đậy nắp lại. Cách làm này tạo cách nhiệt, mùa nắng ngôi nhà sẽ mát mẻ và giúp chai phản chiếu được ánh sáng.
Những chai không có nắp thì ông dùng xốp để bịt kín việc này để tránh nước bị bay hơi khi được gắn vào tường.
Ông Linh dùng xi măng để gắn chai vào tường. Việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ và làm trong nhiều ngày.
Mỗi lần chỉ làm được khoảng 5 lớp chai là dừng, chờ cho xi măng gắn kết mới tiếp tục. "Nếu làm nhiều lớp quá, chai sẽ không chịu được và bị đổ, lúc đó coi như phải gắn lại từ đầu", ông Linh nói.
Trung bình, mỗi ngày, ông Linh gắn được gần 100 chai lên tường. Sau đó ông cẩn thận dùng khăn thấm nước lau sạch từng chai. Hiện tại, ông Linh đã gắn được hơn 12.000 chai quanh tường nhà.
Ngôi nhà được ông Linh thiết kế hai cầu thang, rất giống phong cách phương tây và tất cả đều được trang trí vỏ chai.
Hành lang, lan can, tường, trụ… tất cả các chi tiết trong nhà đều được ông trang trí bằng vỏ chai đủ màu sắc.
Một kiến trúc phụ trên sân thượng được ông xếp lớp vỏ chai màu trắng, phía trong chứa nước trong suốt, khi trời nắng phát ra màu óng ánh.
Với lý do không đủ nguyên liệu và bận công việc nên suốt 15 năm qua, ngôi nhà của ông Linh vẫn còn dang dở. Dự kiến 5 năm tới, ông gắn thêm gần 10.000 vỏ chai thì mới hoàn thành."Khi thấy tôi đi nhặt vỏ chai về để xây nhà, nhiều người nói tôi khùng, tôi điên, nhưng tôi bỏ ngoài tai, tiếp tục thu gom chai về và xây nên một "kiệt tác" cho đời mình", ông Linh nói.