Dâu tằm hiện được người nông dân ngoại thành Hà Nội trồng nhiều tại các khu vực ven sông Đáy bởi đất đai màu mỡ, nhiều dinh dưỡng và phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây. Tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội), hiện nay, nông dân đang tất bật vào vụ thu hoạch dâu chín. Nhiều năm trở lại đây, nông dân nơi đây đã phát triển trồng dâu tằm ra đất ruộng.Người dân ở đây cho biết, dâu tằm nhanh lớn. Loài cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, không mất quá nhiều công sức.Để nhân giống, có thể dùng phương pháp chiết cành.Với những gốc dâu già, nông dân chỉ cần chặt bỏ cành dâu, để lại gốc. Sau một năm, cây dâu ra trái chín mọng.Khi quả dâu chuyển màu nửa đỏ, nửa đen là có thể bắt đầu thu hoạch.Người nông dân phải dùng tay hái cẩn thận để tránh trái dâu bị dập nát.Gia đình bà Nguyễn Thị Lan có tất cả 7 sào trồng dâu tằm. Bà hy vọng thời tiết trong thời gian tới thuận lợi để có thể bán với giá cao - khoảng 10 triệu/sào."Đợt dịch vừa rồi bị tắc đầu ra; giá phân bón ngày càng cao; thương lái còn không tới mua... Mong năm nay làm ăn khấm khá hơn năm trước", bà Lan chia sẻ. Mỗi ngày, hộ bà Lan thu hoạch được từ 40-50kg dâu. Vì là đầu mùa nên giá rơi vào khoảng 15.000 đồng/kg, nhưng vào chính vụ thì rẻ hơn chừng 5-7.000 đồng/kg.Sau khi thu hoạch xong thì thương lái đến mua tận vườn. Loài quả này có thể được chế biến làm các loại nước uống giải nhiệt cho mùa hè; dâu cũng có thể dùng để ngâm rượu.Niềm vui của người nông dân xã Hiệp Thuận khi nhận được "trái ngọt" sau nhiều ngày thu hoạch những trái dâu do chính mình vất vả chăm bón. >>> Mời quý độc giả xem thêm video: Bà Nguyễn Thị Lan chia sẻ về nghề trồng dâu tằm. (Nguồn: Tiền Phong).
Dâu tằm hiện được người nông dân ngoại thành Hà Nội trồng nhiều tại các khu vực ven sông Đáy bởi đất đai màu mỡ, nhiều dinh dưỡng và phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây. Tại xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội), hiện nay, nông dân đang tất bật vào vụ thu hoạch dâu chín.
Nhiều năm trở lại đây, nông dân nơi đây đã phát triển trồng dâu tằm ra đất ruộng.
Người dân ở đây cho biết, dâu tằm nhanh lớn. Loài cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, không mất quá nhiều công sức.
Để nhân giống, có thể dùng phương pháp chiết cành.
Với những gốc dâu già, nông dân chỉ cần chặt bỏ cành dâu, để lại gốc. Sau một năm, cây dâu ra trái chín mọng.
Khi quả dâu chuyển màu nửa đỏ, nửa đen là có thể bắt đầu thu hoạch.
Người nông dân phải dùng tay hái cẩn thận để tránh trái dâu bị dập nát.
Gia đình bà Nguyễn Thị Lan có tất cả 7 sào trồng dâu tằm. Bà hy vọng thời tiết trong thời gian tới thuận lợi để có thể bán với giá cao - khoảng 10 triệu/sào.
"Đợt dịch vừa rồi bị tắc đầu ra; giá phân bón ngày càng cao; thương lái còn không tới mua... Mong năm nay làm ăn khấm khá hơn năm trước", bà Lan chia sẻ.
Mỗi ngày, hộ bà Lan thu hoạch được từ 40-50kg dâu. Vì là đầu mùa nên giá rơi vào khoảng 15.000 đồng/kg, nhưng vào chính vụ thì rẻ hơn chừng 5-7.000 đồng/kg.
Sau khi thu hoạch xong thì thương lái đến mua tận vườn. Loài quả này có thể được chế biến làm các loại nước uống giải nhiệt cho mùa hè; dâu cũng có thể dùng để ngâm rượu.
Niềm vui của người nông dân xã Hiệp Thuận khi nhận được "trái ngọt" sau nhiều ngày thu hoạch những trái dâu do chính mình vất vả chăm bón.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Bà Nguyễn Thị Lan chia sẻ về nghề trồng dâu tằm. (Nguồn: Tiền Phong).