Từ 20/1 đến 5/2, tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Trọn đời theo Đảng”.Đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt NamTrưng bày giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, về cuộc đời hoạt động của năm đồng chí nguyên là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bị thực dân Pháp bắt, giam trong nhà tù Hỏa Lò ( Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười).Với niềm tin sắt đá và nghị lực phi thường, các đồng chí đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, tự trang bị cho mình những hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị, đồng thời tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho nhiều thường phạm. Sau này, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, các đồng chí đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Những hình ảnh về ký ức , tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù thực dân - bài học vô cùng ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng đối với các thế hệ hôm nay và ngày mai.Tập hợp Báo Cờ giải phóng và báo Nhân dân.Thư (bên trái) Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết gửi Tòa soạn Báo Nhân dân ngày 24/5/1987 đề nghị đăng bài viết với đề mục "Những việc cần làm ngay"; Tập hợp Báo Nhân dân (bên phải) đăng bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh trên chuyên mục Những việc cần làm ngay với bút danh N.V.L (năm 1987)Bằng sơ đẳng tiểu học (bên trái) - Văn bằng năm 1925 của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. và sách Tự chỉ trích (bên phải) - đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết năm 1939.Báo Nhân dân đăng bài của đồng chí Đỗ Mười từ năm 1991 - 1995.Quần áo, bao thuốc lá, hộ dầu, khăn mặt - đồ dùng sinh hoạt của Trung ủy không quân Everett Alvarez sử dụng.Toàn cảnh Nhà tù Hỏa lò.Các tù chính trị đều bị cùm chân, ngồi trên một phản gỗ.Những chiến sĩ tham gia vụ Hà thành đầu độc ngày 27/6/1908 bị thực dân Pháp bắt giam tại Nhà tù Hỏa lò.CACHOT (ngục tối): dùng để giam những người bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù. CACHOT ở Hỏa lò là "địa ngục của địa ngục", phòng giam chật hẹp, tối tăm.Tại đây, người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm trong đêm, phải ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ. Người tù bị giam ở CACHOT chỉ sau một thời gian ngắn là bị phù nề, mắt mờ ghẻ lở đầy người do thiếu vệ sinh, ánh sáng và dưỡng khí. Năm 1932, đồng chí Trường Chinh, Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị phạt giam tại đây sau khi đồng chí đã lãnh đạo tù chính trị tổ chức một cuộc mít tinh trong tù để kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1/5.Cửa cống ngầm tại sân trại J: Đêm ngày 11 đến ngày 16/3/1945, hơn 100 tù chính trị hỏa lò tổ chức vượt ngục chui theo đường cống ngầm này, trở về địa phương, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau này nhiều đồng chí đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
Từ 20/1 đến 5/2, tại di tích Nhà tù Hỏa Lò, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức Khai mạc Trưng bày chuyên đề “Trọn đời theo Đảng”.
Đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trưng bày giới thiệu gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, về cuộc đời hoạt động của năm đồng chí nguyên là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, từng bị thực dân Pháp bắt, giam trong nhà tù Hỏa Lò ( Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười).
Với niềm tin sắt đá và nghị lực phi thường, các đồng chí đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, tự trang bị cho mình những hiểu biết sâu rộng về lý luận chính trị, đồng thời tuyên truyền, giác ngộ lý tưởng cách mạng cho nhiều thường phạm. Sau này, trên cương vị Tổng Bí thư của Đảng, các đồng chí đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những hình ảnh về ký ức , tinh thần đấu tranh bất khuất của các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù thực dân - bài học vô cùng ý nghĩa trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng đối với các thế hệ hôm nay và ngày mai.
Tập hợp Báo Cờ giải phóng và báo Nhân dân.
Thư (bên trái) Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh viết gửi Tòa soạn Báo Nhân dân ngày 24/5/1987 đề nghị đăng bài viết với đề mục "Những việc cần làm ngay"; Tập hợp Báo Nhân dân (bên phải) đăng bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh trên chuyên mục Những việc cần làm ngay với bút danh N.V.L (năm 1987)
Bằng sơ đẳng tiểu học (bên trái) - Văn bằng năm 1925 của đồng chí Nguyễn Văn Cừ. và sách Tự chỉ trích (bên phải) - đồng chí Nguyễn Văn Cừ viết năm 1939.
Báo Nhân dân đăng bài của đồng chí Đỗ Mười từ năm 1991 - 1995.
Quần áo, bao thuốc lá, hộ dầu, khăn mặt - đồ dùng sinh hoạt của Trung ủy không quân Everett Alvarez sử dụng.
Toàn cảnh Nhà tù Hỏa lò.
Các tù chính trị đều bị cùm chân, ngồi trên một phản gỗ.
Những chiến sĩ tham gia vụ Hà thành đầu độc ngày 27/6/1908 bị thực dân Pháp bắt giam tại Nhà tù Hỏa lò.
CACHOT (ngục tối): dùng để giam những người bị trừng phạt vì vi phạm nội quy của nhà tù. CACHOT ở Hỏa lò là "địa ngục của địa ngục", phòng giam chật hẹp, tối tăm.
Tại đây, người tù bị nhốt biệt lập, bị cùm trong đêm, phải ăn, ngủ, vệ sinh tại chỗ. Người tù bị giam ở CACHOT chỉ sau một thời gian ngắn là bị phù nề, mắt mờ ghẻ lở đầy người do thiếu vệ sinh, ánh sáng và dưỡng khí. Năm 1932, đồng chí Trường Chinh, Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã bị phạt giam tại đây sau khi đồng chí đã lãnh đạo tù chính trị tổ chức một cuộc mít tinh trong tù để kỷ niệm Ngày quốc tế lao động 1/5.
Cửa cống ngầm tại sân trại J: Đêm ngày 11 đến ngày 16/3/1945, hơn 100 tù chính trị hỏa lò tổ chức vượt ngục chui theo đường cống ngầm này, trở về địa phương, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng Tháng Tám năm 1945. Sau này nhiều đồng chí đã trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước