Từ sáng ngày 15/8, theo ghi nhận của PV Kiến Thức, nhân ngày lễ Vu Lan, rất đông người dân đã đến dâng hương tại Phủ Tây Hồ cầu bình an.Đa số người dân đến đây là dân văn phòng, công sở.Nhân lễ Vu Lan, mọi người vẫn cố gắng thu xếp mọi công việc cùng người thân đến dâng hương từ sáng sớm.Một người dến dâng hương tại Phủ Tây Hồ cho biết - “Không phải ngày nghỉ nhưng nhân ngày rằm, lễ Vu Lan nên tôi vẫn cố gắng thu xếp công việc đến phủ để cầu bình an cho cha mẹ và gia đình”,Anh Hùng, một tiểu thương tại đây cho biết, do hôm nay là ngày lễ Vu Lan nên người dân đến Phủ Tây Hồ đông hơn rất nhiều so với những ngày thường.Tiểu thương liên tục bận bịu sắp lễ cho người dâng hương ở Phủ.Lễ hội Vu Lan là lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung.Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, người ta lấy ngày này là ngày nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.Người dân tất bật từ sáng sớm.Bản chất văn hóa của lễ Vu lan không chỉ dừng lại ở việc cúng lễ, mà còn trọng tâm hướng đến việc cúng dường Tam Bảo, làm các điều thiện và thỉnh các vị chánh tăng để lập dàn tế độ liệt sỹ, gia tiên và chúng sinh.Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.Lễ Vu Lan báo hiếu năm nay không rơi vào ngày nghỉ trong tuần nhưng lượt người đến Phủ Tây Hồ vẫn rất đông.Nghi thức Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.Người dân từ khắp nơi đổ đến Phủ Tây Hồ cầu bình an.
Từ sáng ngày 15/8, theo ghi nhận của PV Kiến Thức, nhân ngày lễ Vu Lan, rất đông người dân đã đến dâng hương tại Phủ Tây Hồ cầu bình an.
Đa số người dân đến đây là dân văn phòng, công sở.
Nhân lễ Vu Lan, mọi người vẫn cố gắng thu xếp mọi công việc cùng người thân đến dâng hương từ sáng sớm.
Một người dến dâng hương tại Phủ Tây Hồ cho biết - “Không phải ngày nghỉ nhưng nhân ngày rằm, lễ Vu Lan nên tôi vẫn cố gắng thu xếp công việc đến phủ để cầu bình an cho cha mẹ và gia đình”,
Anh Hùng, một tiểu thương tại đây cho biết, do hôm nay là ngày lễ Vu Lan nên người dân đến Phủ Tây Hồ đông hơn rất nhiều so với những ngày thường.
Tiểu thương liên tục bận bịu sắp lễ cho người dâng hương ở Phủ.
Lễ hội Vu Lan là lễ hội lớn của người phật tử. Tuy nhiên, có thể thấy Phật giáo Việt Nam với bề dày lịch sử trên 2.000 năm, lễ hội không chỉ là truyền thống sâu đậm của người phật tử mà còn là nét văn hóa ở cả người dân Việt nói chung.
Nguồn gốc của ngày Lễ Vu Lan bắt nguồn từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ. Từ đó, người ta lấy ngày này là ngày nhớ đến công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Người dân tất bật từ sáng sớm.
Bản chất văn hóa của lễ Vu lan không chỉ dừng lại ở việc cúng lễ, mà còn trọng tâm hướng đến việc cúng dường Tam Bảo, làm các điều thiện và thỉnh các vị chánh tăng để lập dàn tế độ liệt sỹ, gia tiên và chúng sinh.
Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.
Lễ Vu Lan báo hiếu năm nay không rơi vào ngày nghỉ trong tuần nhưng lượt người đến Phủ Tây Hồ vẫn rất đông.
Nghi thức Bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan, theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, xuất phát từ áng văn viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được viết vào những năm 1960.
Người dân từ khắp nơi đổ đến Phủ Tây Hồ cầu bình an.