Ngày 18/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố “Quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí tham quan khu danh thắng Ngũ Hành Sơn” bằng hình thức đối thoại trực tiếp với Sở Tài chính thành phố.Tại hội nghị, Phó Giám đốc sở Tài chính Đà Nẵng Hồ Ngọc Phương cho biết, năm 1980, Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm trên địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia.Năm 2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định ghi danh Nghề đá Mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn vào danh mục di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh thắng Ngũ Hành Sơn là di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm mang đậm tín ngưỡng tôn giáo Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt - Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận là di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.Năm 2022, Ma nhai tại Ngũ Hành Sơn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.Theo Phó Giám đốc sở Tài chính Đà Nẵng Hồ Ngọc Phương, từ năm 2017 đến nay, Ban quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn thực hiện thu phí tham quan theo Nghị quyết của HĐND TP Đà Nẵng. Cụ thể, tham quan ngọn Thủy Sơn: người lớn: 40.000 đồng/người/lượt; học sinh, sinh viên (HS-SV): 10.000 đồng/người/lượt. Điểm tham quan động Âm Phủ: người lớn: 20.000 đồng/người/lần; HS-SV: 7.000 đồng/người/lượt.Điểm tham quan phía Tây Danh thắng Ngũ Hành Sơn (chùa Quán Thế Âm), năm 2015, thu 15.000 đồng/người/lượt, nhưng từ tháng 6/2011 tạm dừng thu vé đến nay do giải tỏa làm đường Sư Vạn Hạnh và xây dựng chùa đá Quán Thế Âm.Theo ông Hồ Ngọc Phương, qua khảo sát phí tham quan của các khu, điểm du lịch tại các địa phương lân cận và các di tích Quốc gia đặc biệt khác, nhận thấy việc thu phí tham quan tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn hiện nay còn quá thấp so với những di tích khác, không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.Mức thu phí tham quan Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn được đề xuất tăng lên mức 80.000 đồng/người/lượt, theo hướng tích hợp vé tham quan 3 điểm trong quần thể Danh thắng.Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng cho rằng, việc tăng phí tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn là cần thiết và phù hợp thực tiễn hiện nay.Việc điều chỉnh tăng giá vé như đề nghị của dự thảo là hợp lý nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác duy tu, tôn tạo, sửa chữa các hạng mục cấp thiết tại Khu di tích.Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý, việc gộp 3 vé tham quan 3 điểm thành 1 vé với mức giá 80.000 đồng/vé cần cân nhắc không tăng giá quá cao, làm ảnh hưởng đến lượng khách đến danh thắng.Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng đối tượng miễn, giảm phí tham quan cần phải có quy định cụ thể. Đồng thời, cần mở rộng đối tượng thụ hưởng miễn, giảm phí cho người dân địa phương (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố) hoặc người có công cách mạng (thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng)...Dự kiến, phương án về quy định mức thu phí tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ được UBND thành phố Đà Nẵng xem xét trình ra kỳ họp thứ 19 của HĐND thành phố vào cuối tháng 7.>>> Mời độc giả xem thêm video Đà Nẵng: Xã hội hóa Lễ hội Vu Lan báo hiếu tại Ngũ Hành Sơn (Nguồn: THDT):
Ngày 18/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố “Quy định mức thu, đối tượng thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí tham quan khu danh thắng Ngũ Hành Sơn” bằng hình thức đối thoại trực tiếp với Sở Tài chính thành phố.
Tại hội nghị, Phó Giám đốc sở Tài chính Đà Nẵng Hồ Ngọc Phương cho biết, năm 1980, Danh thắng Ngũ Hành Sơn nằm trên địa bàn phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Năm 2014, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định ghi danh Nghề đá Mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn vào danh mục di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Danh thắng Ngũ Hành Sơn là di tích Quốc gia đặc biệt.
Năm 2021, Lễ hội Quán Thế Âm mang đậm tín ngưỡng tôn giáo Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt - Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận là di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia.
Năm 2022, Ma nhai tại Ngũ Hành Sơn được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Phó Giám đốc sở Tài chính Đà Nẵng Hồ Ngọc Phương, từ năm 2017 đến nay, Ban quản lý Di tích Danh thắng Ngũ Hành Sơn thực hiện thu phí tham quan theo Nghị quyết của HĐND TP Đà Nẵng. Cụ thể, tham quan ngọn Thủy Sơn: người lớn: 40.000 đồng/người/lượt; học sinh, sinh viên (HS-SV): 10.000 đồng/người/lượt. Điểm tham quan động Âm Phủ: người lớn: 20.000 đồng/người/lần; HS-SV: 7.000 đồng/người/lượt.
Điểm tham quan phía Tây Danh thắng Ngũ Hành Sơn (chùa Quán Thế Âm), năm 2015, thu 15.000 đồng/người/lượt, nhưng từ tháng 6/2011 tạm dừng thu vé đến nay do giải tỏa làm đường Sư Vạn Hạnh và xây dựng chùa đá Quán Thế Âm.
Theo ông Hồ Ngọc Phương, qua khảo sát phí tham quan của các khu, điểm du lịch tại các địa phương lân cận và các di tích Quốc gia đặc biệt khác, nhận thấy việc thu phí tham quan tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn hiện nay còn quá thấp so với những di tích khác, không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Mức thu phí tham quan Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn được đề xuất tăng lên mức 80.000 đồng/người/lượt, theo hướng tích hợp vé tham quan 3 điểm trong quần thể Danh thắng.
Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng cho rằng, việc tăng phí tham quan danh thắng Ngũ Hành Sơn là cần thiết và phù hợp thực tiễn hiện nay.
Việc điều chỉnh tăng giá vé như đề nghị của dự thảo là hợp lý nhằm đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác duy tu, tôn tạo, sửa chữa các hạng mục cấp thiết tại Khu di tích.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý, việc gộp 3 vé tham quan 3 điểm thành 1 vé với mức giá 80.000 đồng/vé cần cân nhắc không tăng giá quá cao, làm ảnh hưởng đến lượng khách đến danh thắng.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng đối tượng miễn, giảm phí tham quan cần phải có quy định cụ thể. Đồng thời, cần mở rộng đối tượng thụ hưởng miễn, giảm phí cho người dân địa phương (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố) hoặc người có công cách mạng (thương binh, bệnh binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng)...
Dự kiến, phương án về quy định mức thu phí tham quan Danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ được UBND thành phố Đà Nẵng xem xét trình ra kỳ họp thứ 19 của HĐND thành phố vào cuối tháng 7.
>>> Mời độc giả xem thêm video Đà Nẵng: Xã hội hóa Lễ hội Vu Lan báo hiếu tại Ngũ Hành Sơn (Nguồn: THDT):