Ngay gần khu vực dưới chân cầu Hòa Bình 3 (tổ 14, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình) có một xóm vạn chài nằm bên bờ Đà giang. Ảnh: Khánh Linh.Làng chài có tất cả 72 hộ dân với 247 nhân khẩu, sống trên những chiếc bè nổi lênh đênh trên dòng nước. Họ sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Đầu tháng 3.2022, có mặt làng vạn chài, theo quan sát của PV Báo Lao Động, những chiếc thuyền nhỏ là phương tiện đi lại, cũng là "cần câu cơm" của những người dân.Theo những người dân ở đây, gia đình nào khá giả thì làm được nhà nổi bằng phao có thời hạn sử dụng từ 10 - 15 năm.Nhà nào không đủ điều kiện thì làm nhà bè từ thùng phi, chi phí rẻ nhưng chất lượng kém, dễ bị xô đẩy, nhấn chìm khi bão gió. Gầm cầu thang lên xuống được tận dụng làm bãi đỗ xe và một số vật dụng đặc trưng của dân chài. Theo ông Ngô Văn Thông - Trưởng xóm vạn chài, ở thời điểm trước Tết nguyên đán, ở đây thường xuyên xảy ra tình trạng trộm vặt. Chính vì thế, để chắc chắn hơn, nhiều gia đình đã góp tiền mua tôn dựng lên những căn nhà xe nhỏ, có cửa khoá chắc chắn. Bà Nguyễn Thị Hiên - người dân làng chài chia sẻ: “Ngoài việc dựa vào nguồn cá tự nhiên từ dòng sông Đà, chúng tôi còn tận dụng nguồn nước để nuôi thả lồng các loại cá để tăng thêm thu nhập. Gia đình tôi nuôi thêm cá chép và cá trắm cỏ, thức ăn cho chúng chỉ bằng cỏ và cây chuối nên thịt chắc và ngon, được nhiều người ưa chuộng". Khoảng trống trên bờ được bà con tận dụng làm chuồng trại nuôi gà giúp cải thiện bữa ăn.Vào mỗi buổi chiều là lúc cuộc sống làng chài trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Trẻ con nô đùa, người lớn chuẩn bị bữa tối.Những người đàn ông là lao động chính trong gia đình sẽ kiểm tra lại thuyền để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt trong đêm trên dòng sông Đà.Cuộc sống mỗi ngày trôi qua bình dị, yên ả nhưng luôn ẩn chứa những hiểm nguy.Người dân làng chài vẫn mong ước có một chỗ ở ổn định trên bờ, giúp con cái họ có không gian an toàn để phát triển.
Ngay gần khu vực dưới chân cầu Hòa Bình 3 (tổ 14, phường Thịnh Lang, TP Hoà Bình) có một xóm vạn chài nằm bên bờ Đà giang. Ảnh: Khánh Linh.
Làng chài có tất cả 72 hộ dân với 247 nhân khẩu, sống trên những chiếc bè nổi lênh đênh trên dòng nước. Họ sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Đầu tháng 3.2022, có mặt làng vạn chài, theo quan sát của PV Báo Lao Động, những chiếc thuyền nhỏ là phương tiện đi lại, cũng là "cần câu cơm" của những người dân.
Theo những người dân ở đây, gia đình nào khá giả thì làm được nhà nổi bằng phao có thời hạn sử dụng từ 10 - 15 năm.
Nhà nào không đủ điều kiện thì làm nhà bè từ thùng phi, chi phí rẻ nhưng chất lượng kém, dễ bị xô đẩy, nhấn chìm khi bão gió.
Gầm cầu thang lên xuống được tận dụng làm bãi đỗ xe và một số vật dụng đặc trưng của dân chài.
Theo ông Ngô Văn Thông - Trưởng xóm vạn chài, ở thời điểm trước Tết nguyên đán, ở đây thường xuyên xảy ra tình trạng trộm vặt. Chính vì thế, để chắc chắn hơn, nhiều gia đình đã góp tiền mua tôn dựng lên những căn nhà xe nhỏ, có cửa khoá chắc chắn.
Bà Nguyễn Thị Hiên - người dân làng chài chia sẻ: “Ngoài việc dựa vào nguồn cá tự nhiên từ dòng sông Đà, chúng tôi còn tận dụng nguồn nước để nuôi thả lồng các loại cá để tăng thêm thu nhập. Gia đình tôi nuôi thêm cá chép và cá trắm cỏ, thức ăn cho chúng chỉ bằng cỏ và cây chuối nên thịt chắc và ngon, được nhiều người ưa chuộng".
Khoảng trống trên bờ được bà con tận dụng làm chuồng trại nuôi gà giúp cải thiện bữa ăn.
Vào mỗi buổi chiều là lúc cuộc sống làng chài trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Trẻ con nô đùa, người lớn chuẩn bị bữa tối.
Những người đàn ông là lao động chính trong gia đình sẽ kiểm tra lại thuyền để chuẩn bị cho chuyến đánh bắt trong đêm trên dòng sông Đà.
Cuộc sống mỗi ngày trôi qua bình dị, yên ả nhưng luôn ẩn chứa những hiểm nguy.
Người dân làng chài vẫn mong ước có một chỗ ở ổn định trên bờ, giúp con cái họ có không gian an toàn để phát triển.