Trong ngôi nhà cũ đơn sơ, không có nhiều đồ đạc và vật dụng giá trị, chị chậm rãi kể về cuộc đời mình. Chị tên là Bùi Thị Nên (SN 1971), chồng là Bùi Hữu Bình (SN 1973), quê ở thôn Phù Tải I, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Anh chị cưới nhau năm 1999. Ảnh: Chị Nên và con gái thứ hai.Năm 2006, khi con gái thứ 2 vừa được hơn 1 tuổi, thấy chồng thường xuyên sốt vào buổi chiều, trên người xuất hiện nhiều vết lở loét, chị đưa anh đi khám các viện thì phát hiện anh nhiễm HIV giai đoạn cuối. Chị đau đớn khi gia đình 4 người, có 3 người bị bác sỹ kết luận dương tính với HIV. Ảnh: Góc học tập và giường ngủ của con gái lớn chị Nên.Ngày đi viện, chị chỉ nặng 37kg. Chị tưởng rằng mình sẽ không thể về quê làm việc đồng áng. Nhưng sự kỳ thị, xa lánh của những người thân, hàng xóm với gia đình đã làm chị có lúc không muốn tiếp tục cuộc sống nữa. Ảnh: Chiếc ti vi cũ và giường ngủ của chị Nên.Chị kể, nhờ các bác sỹ tư vấn và chữa trị, động viên tận tình nên chị cố gắng làm ruộng, vươn lên. Chị tự nhủ mình phải là tấm gương cho các con. May mắn thay con gái thứ hai của chị không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Ảnh: Những bức hình kỷ niệm của gia đình chị Nên.Hiện tại, con gái lớn của chị đang học lớp 11D - chuyên Toán, Anh, Văn của trường Trung học phổ thông Quang Trung, Ninh Giang, Hải Dương. Con gái thứ hai đang học lớp 8B tại trường Trung học cơ sở Thanh Giang. Các con đều chăm chỉ học tập, bỏ qua mặc cảm và vươn lên làm chị rất vui lòng. Ảnh: Một số giấy khen các con chị Nên đạt được.Các con chị bảo mẹ: "Con chỉ sợ không có tiền đi học". Lời con nói làm chị nghẹn lại. Chị ôm con vào lòng vỗ về: "Con an tâm học, tiền học mẹ lo được cho con. Hết tiền mẹ sẽ bán thóc để con đóng học". Đó cũng là lý do trong nhà chị luôn có vài bao thóc, dù cho không còn tiền chi tiêu chị vẫn để thóc lại cho các con yên tâm học hành. Ảnh: Một góc trong buồng nhà chị Nên.Chị rơi nước mắt khi nhớ lại ngày con gái lớn thi vào cấp 3. Chị bảo: "Mẹ chỉ sợ con không đạp xe được đến trường". Cô bé đáp lại chị: "Mẹ đừng lo. Con đi được. Con không đi được xe đạp nữa thì mẹ mua xe khác cho con". Ảnh: Ngôi nhà chị Nên sống cùng các con.Ngoài công việc đồng áng, hàng ngày chị Nên tranh thủ đi thu gom đồng nát rồi bán lại, kiếm tiền trang trải cuộc sống cho 3 mẹ con. Ảnh: Hàng đồng nát chị Nên đi mua rồi bán lại.Ảnh: Mảnh vườn trước sân nhà chị NênMấy mẹ con chị cũng trồng rau, nuôi gà để có rau ăn hàng ngày và tăng thêm thu nhập.Chị tâm sự: "Không ai muốn mình mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng hoàn cảnh như vậy, mình phải chấp nhận, cố gắng vươn lên sống cho tốt". Ảnh: Chị Nên nuôi gà để cải thiện bữa ăn cho các con và tăng thêm thu nhập.Chị kể tiếp, bây giờ hàng xóm và những người thân đã không còn kỳ thị gia đình chị. Họ thường xuyên động viên chị và các cháu vượt qua bệnh tật, lạc quan để học tập và vui sống. Ảnh: Khu bếp của gia đình chị NênAnh Vũ Kính Chuyên, bí thư thôn Phù Tải I, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho biết: "Gia đình chị Nên là trường hợp đặc biệt khó khăn của địa phương. Chồng chị đã mất cách đây 11 năm, một mình chị nuôi 2 con ăn học và bản thân chị, con gái lớn cũng mắc bệnh hiểm nghèo. Họ rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng".
Trong ngôi nhà cũ đơn sơ, không có nhiều đồ đạc và vật dụng giá trị, chị chậm rãi kể về cuộc đời mình. Chị tên là Bùi Thị Nên (SN 1971), chồng là Bùi Hữu Bình (SN 1973), quê ở thôn Phù Tải I, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Anh chị cưới nhau năm 1999. Ảnh: Chị Nên và con gái thứ hai.
Năm 2006, khi con gái thứ 2 vừa được hơn 1 tuổi, thấy chồng thường xuyên sốt vào buổi chiều, trên người xuất hiện nhiều vết lở loét, chị đưa anh đi khám các viện thì phát hiện anh nhiễm HIV giai đoạn cuối. Chị đau đớn khi gia đình 4 người, có 3 người bị bác sỹ kết luận dương tính với HIV. Ảnh: Góc học tập và giường ngủ của con gái lớn chị Nên.
Ngày đi viện, chị chỉ nặng 37kg. Chị tưởng rằng mình sẽ không thể về quê làm việc đồng áng. Nhưng sự kỳ thị, xa lánh của những người thân, hàng xóm với gia đình đã làm chị có lúc không muốn tiếp tục cuộc sống nữa. Ảnh: Chiếc ti vi cũ và giường ngủ của chị Nên.
Chị kể, nhờ các bác sỹ tư vấn và chữa trị, động viên tận tình nên chị cố gắng làm ruộng, vươn lên. Chị tự nhủ mình phải là tấm gương cho các con. May mắn thay con gái thứ hai của chị không bị nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Ảnh: Những bức hình kỷ niệm của gia đình chị Nên.
Hiện tại, con gái lớn của chị đang học lớp 11D - chuyên Toán, Anh, Văn của trường Trung học phổ thông Quang Trung, Ninh Giang, Hải Dương. Con gái thứ hai đang học lớp 8B tại trường Trung học cơ sở Thanh Giang. Các con đều chăm chỉ học tập, bỏ qua mặc cảm và vươn lên làm chị rất vui lòng. Ảnh: Một số giấy khen các con chị Nên đạt được.
Các con chị bảo mẹ: "Con chỉ sợ không có tiền đi học". Lời con nói làm chị nghẹn lại. Chị ôm con vào lòng vỗ về: "Con an tâm học, tiền học mẹ lo được cho con. Hết tiền mẹ sẽ bán thóc để con đóng học". Đó cũng là lý do trong nhà chị luôn có vài bao thóc, dù cho không còn tiền chi tiêu chị vẫn để thóc lại cho các con yên tâm học hành. Ảnh: Một góc trong buồng nhà chị Nên.
Chị rơi nước mắt khi nhớ lại ngày con gái lớn thi vào cấp 3. Chị bảo: "Mẹ chỉ sợ con không đạp xe được đến trường". Cô bé đáp lại chị: "Mẹ đừng lo. Con đi được. Con không đi được xe đạp nữa thì mẹ mua xe khác cho con". Ảnh: Ngôi nhà chị Nên sống cùng các con.
Ngoài công việc đồng áng, hàng ngày chị Nên tranh thủ đi thu gom đồng nát rồi bán lại, kiếm tiền trang trải cuộc sống cho 3 mẹ con. Ảnh: Hàng đồng nát chị Nên đi mua rồi bán lại.
Ảnh: Mảnh vườn trước sân nhà chị Nên
Mấy mẹ con chị cũng trồng rau, nuôi gà để có rau ăn hàng ngày và tăng thêm thu nhập.
Chị tâm sự: "Không ai muốn mình mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng hoàn cảnh như vậy, mình phải chấp nhận, cố gắng vươn lên sống cho tốt". Ảnh: Chị Nên nuôi gà để cải thiện bữa ăn cho các con và tăng thêm thu nhập.
Chị kể tiếp, bây giờ hàng xóm và những người thân đã không còn kỳ thị gia đình chị. Họ thường xuyên động viên chị và các cháu vượt qua bệnh tật, lạc quan để học tập và vui sống. Ảnh: Khu bếp của gia đình chị Nên
Anh Vũ Kính Chuyên, bí thư thôn Phù Tải I, xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương cho biết: "Gia đình chị Nên là trường hợp đặc biệt khó khăn của địa phương. Chồng chị đã mất cách đây 11 năm, một mình chị nuôi 2 con ăn học và bản thân chị, con gái lớn cũng mắc bệnh hiểm nghèo. Họ rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng".