Đến Trường mầm non Chiềng Hắc không chỉ các cháu học sinh hay các bậc phụ huynh mà bất cứ ai đến ngôi trường này cũng phải trầm trồ, đi từ ngạc nhiên thích thú đến ngỡ ngàng xuýt xoa trước những bông hoa được làm từ những vỏ chai nhựa, hộp sữa của trẻ...
Từ lốp xe ô tô, xe máy cũ dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, các cháu đã có sân chơi, vườn rau, góc trải nghiệm... Từ những đoạn ống nhựa bỏ đi, những viên đá, viên sỏi vô tri... dưới bàn tay tài hoa của cô giáo đã biến thành một vui chơi, ao cá vườn rau với những con vật sống động, gần gũi.Chia sẻ với PV cô giáo Hồ Thị Cường, hiệu trưởng Trường mầm non Chiềng Hắc cho biết: nhà trường xây dựng mô hình học tập nhằm giúp trẻ hiểu về các hiện tượng tự nhiên và thế giới xung quanh. Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tận dụng các phế thải như: đá, sỏi, vỏ lon bia, vỏ chai nước, lốp xe máy, xe ô tô, tre, nứa... để trang trí thành đồ chơi.Quá trình thực hiện nhà trường đã được sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, Đoàn TN xã, huyện phối hợp cùng chỉnh trang tạo môi trường cho các cháu học tập tốt hơn.Chai, lọ bỏ đi được tận dụng tạo nên một chiếc ô che nắng khổng lồ.Hình thù các con thú được tạo nên khiến cho các cháu nhỏ vô cùng thích thú.Vườn rau vừa để cung cấp rau sạch cho bữa ăn hằng ngày vừa là nơi để trẻ học về tên đặc điểm các loại rau quả trong vườn. Các con cũng được tự tay gieo hạt giống và tự tay tưới rau hằng ngày.Sau giờ học tập, trải nghiệm các cháu được nô đùa dưới bể bơi.Các sản phẩm của quê hương cũng được các cô "tận dụng" để tạo sự đa dạng cho các cháu trải nghiệm.Khu trải nghiệm của bé cũng được xây dựng trên diện tích rất rộng. Ở đây, có các góc trải nghiệm nghề nghiệp, chợ quê, góc đọc sách, gian hàng thời trang... tất cả được tạo nên từ những vật liệu phế thải.Để tạo được những bức tranh như này đòi hỏi sự tập trung và tỉ mỉ đến từng chi tiết.Không gian sáng tạo của trường mầm non miền núi.
Đến Trường mầm non Chiềng Hắc không chỉ các cháu học sinh hay các bậc phụ huynh mà bất cứ ai đến ngôi trường này cũng phải trầm trồ, đi từ ngạc nhiên thích thú đến ngỡ ngàng xuýt xoa trước những bông hoa được làm từ những vỏ chai nhựa, hộp sữa của trẻ...
Từ lốp xe ô tô, xe máy cũ dưới bàn tay khéo léo của các cô giáo, các cháu đã có sân chơi, vườn rau, góc trải nghiệm... Từ những đoạn ống nhựa bỏ đi, những viên đá, viên sỏi vô tri... dưới bàn tay tài hoa của cô giáo đã biến thành một vui chơi, ao cá vườn rau với những con vật sống động, gần gũi.
Chia sẻ với PV cô giáo Hồ Thị Cường, hiệu trưởng Trường mầm non Chiềng Hắc cho biết: nhà trường xây dựng mô hình học tập nhằm giúp trẻ hiểu về các hiện tượng tự nhiên và thế giới xung quanh. Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định tận dụng các phế thải như: đá, sỏi, vỏ lon bia, vỏ chai nước, lốp xe máy, xe ô tô, tre, nứa... để trang trí thành đồ chơi.
Quá trình thực hiện nhà trường đã được sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh, Đoàn TN xã, huyện phối hợp cùng chỉnh trang tạo môi trường cho các cháu học tập tốt hơn.
Chai, lọ bỏ đi được tận dụng tạo nên một chiếc ô che nắng khổng lồ.
Hình thù các con thú được tạo nên khiến cho các cháu nhỏ vô cùng thích thú.
Vườn rau vừa để cung cấp rau sạch cho bữa ăn hằng ngày vừa là nơi để trẻ học về tên đặc điểm các loại rau quả trong vườn. Các con cũng được tự tay gieo hạt giống và tự tay tưới rau hằng ngày.
Sau giờ học tập, trải nghiệm các cháu được nô đùa dưới bể bơi.
Các sản phẩm của quê hương cũng được các cô "tận dụng" để tạo sự đa dạng cho các cháu trải nghiệm.
Khu trải nghiệm của bé cũng được xây dựng trên diện tích rất rộng. Ở đây, có các góc trải nghiệm nghề nghiệp, chợ quê, góc đọc sách, gian hàng thời trang... tất cả được tạo nên từ những vật liệu phế thải.
Để tạo được những bức tranh như này đòi hỏi sự tập trung và tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Không gian sáng tạo của trường mầm non miền núi.