Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương được đầu tư theo hình thức BOT (gần 2.000 tỷ đồng) trên cơ sở Quốc lộ 18 cũ, bắt đầu tại Km132+330 (phường Hà Tu, TP Hạ Long), điểm cuối là nút giao giữa Quốc lộ 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Km170+790, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả). Chiều dài đường 31,25km, rộng 20,5m; một số đoạn tuyến có địa hình khó khăn, đông dân cư, bám sát tuyến (dài khoảng 5,76km) sẽ thu hẹp nền đường xuống 16,5m, nhưng đảm bảo yêu cầu 4 làn xe. Ngoài ra, trên tuyến còn bố trí 6 nút giao bằng, 4 cầu và 1 trạm thu phí.Trong khi các đơn vị thi công đang triển khai thực hiện dự án, cuộc sống người dân ở phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đang bị ảnh hưởng. Họ phải chịu cảnh bắc cầu khỉ để đi vào nhà với nhiều rủi ro. Trời nắng thì bụi mù mịt, mưa thì ngập úng nặng.Những cây cầu bắc tạm từ quốc lộ 18 vào nhà các hộ dân ọp ép thô sơ, chỉ cần sơ ý có thể ngã xuống dưới.“Những khi mưa to, rãnh đơn vị đào thi công như là cái ao nước, sợ nhất nhà có trẻ nhỏ. Không may các em đi qua cầu không để ý rớt xuống nước thì rất nguy hiểm”, một người dân cho biết.“Không ai có thể biết được mức độ an toàn của những cây cầu này ra sao, nhưng để vào được nhà mình, các hộ dân nơi đây không còn cách nào khác và nếu dự án cứ kéo dài thì người dân nơi đây còn phải chịu cảnh lo lắng, mất an toàn trong mùa mưa lũ này”, bà Nguyễn Thị Thương, một người dân địa phương lo lắng.Người dân sống quanh đây cho biết, thời gian qua đã có những vụ tai nạn phải đi cấp cứu khi tuyến được thi công để lại những hốc, hố hai bên đường, khiến cho việc đi lại của nhiều người dân tại đây gặp nhiều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm.Không ai ngờ rằng, dù sống ở thành phố, ngay ven quốc lộ mà có thời điểm họ phải đi trên chiếc cầu tạm như thế này.Những chiếc cầu được người dân dựng lên thô sơ, không có gì đảm bảo an toàn.Tuyến đường có nhiều phương tiện lưu thông.Để vào nhà người dân buộc phải đi qua chỗ đang thi công dở, đất lở như thế này.Theo quan sát của PV Kiến Thức, trên tuyến đường đang được thi công nâng cấp này, nhiều diện tích đất được bốc xúc để phục vụ quá trình thi công đã để lại những hố, hốc tích nước có độ sâu nhiều nơi lên đến 2m, nguy hiểm hơn, nhiều chỗ còn hình thành các hốc hố sạt lở gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống hai bên tuyến đường này.Ông Nguyễn Văn Hiểu (64 tuổi, trú tại tổ 1, khu 4B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) bức xúc: "Dự án thi công thì ì ạch, chỗ được chỗ không, chúng tôi hàng ngày phải đối mặt với nguy hiểm, để vào nhà không còn cách nào khác phải làm cầu gỗ tạm để đi. Trời mưa, nước ngập thì không biết như thế nào"."Mùa khai giảng của các cháu học sinh đã đến gần, hơn 1.000 học sinh đi học qua đây, đi từ trong trường ra đều phải qua các đoạn hố nước được bắc qua bằng cầu gỗ, những ngày khô ráo không sao, những ngày mưa ngập thì không biết các cháu đi kiểu gì. Tôi đã từng nhiều lần kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng đến nay vẫn chưa được ai chú ý", ông Hiểu cho biết.Người dân mong muốn chính quyền và đơn vị thi công quan tâm hơn nữa, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong quá trình triển khai thi công.
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18, đoạn Hạ Long - Mông Dương được đầu tư theo hình thức BOT (gần 2.000 tỷ đồng) trên cơ sở Quốc lộ 18 cũ, bắt đầu tại Km132+330 (phường Hà Tu, TP Hạ Long), điểm cuối là nút giao giữa Quốc lộ 18 với đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Km170+790, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả). Chiều dài đường 31,25km, rộng 20,5m; một số đoạn tuyến có địa hình khó khăn, đông dân cư, bám sát tuyến (dài khoảng 5,76km) sẽ thu hẹp nền đường xuống 16,5m, nhưng đảm bảo yêu cầu 4 làn xe. Ngoài ra, trên tuyến còn bố trí 6 nút giao bằng, 4 cầu và 1 trạm thu phí.
Trong khi các đơn vị thi công đang triển khai thực hiện dự án, cuộc sống người dân ở phường Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đang bị ảnh hưởng. Họ phải chịu cảnh bắc cầu khỉ để đi vào nhà với nhiều rủi ro. Trời nắng thì bụi mù mịt, mưa thì ngập úng nặng.
Những cây cầu bắc tạm từ quốc lộ 18 vào nhà các hộ dân ọp ép thô sơ, chỉ cần sơ ý có thể ngã xuống dưới.
“Những khi mưa to, rãnh đơn vị đào thi công như là cái ao nước, sợ nhất nhà có trẻ nhỏ. Không may các em đi qua cầu không để ý rớt xuống nước thì rất nguy hiểm”, một người dân cho biết.
“Không ai có thể biết được mức độ an toàn của những cây cầu này ra sao, nhưng để vào được nhà mình, các hộ dân nơi đây không còn cách nào khác và nếu dự án cứ kéo dài thì người dân nơi đây còn phải chịu cảnh lo lắng, mất an toàn trong mùa mưa lũ này”, bà Nguyễn Thị Thương, một người dân địa phương lo lắng.
Người dân sống quanh đây cho biết, thời gian qua đã có những vụ tai nạn phải đi cấp cứu khi tuyến được thi công để lại những hốc, hố hai bên đường, khiến cho việc đi lại của nhiều người dân tại đây gặp nhiều khó khăn, thậm chí là nguy hiểm.
Không ai ngờ rằng, dù sống ở thành phố, ngay ven quốc lộ mà có thời điểm họ phải đi trên chiếc cầu tạm như thế này.
Những chiếc cầu được người dân dựng lên thô sơ, không có gì đảm bảo an toàn.
Tuyến đường có nhiều phương tiện lưu thông.
Để vào nhà người dân buộc phải đi qua chỗ đang thi công dở, đất lở như thế này.
Theo quan sát của PV Kiến Thức, trên tuyến đường đang được thi công nâng cấp này, nhiều diện tích đất được bốc xúc để phục vụ quá trình thi công đã để lại những hố, hốc tích nước có độ sâu nhiều nơi lên đến 2m, nguy hiểm hơn, nhiều chỗ còn hình thành các hốc hố sạt lở gây nguy hiểm cho các hộ dân sinh sống hai bên tuyến đường này.
Ông Nguyễn Văn Hiểu (64 tuổi, trú tại tổ 1, khu 4B, phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) bức xúc: "Dự án thi công thì ì ạch, chỗ được chỗ không, chúng tôi hàng ngày phải đối mặt với nguy hiểm, để vào nhà không còn cách nào khác phải làm cầu gỗ tạm để đi. Trời mưa, nước ngập thì không biết như thế nào".
"Mùa khai giảng của các cháu học sinh đã đến gần, hơn 1.000 học sinh đi học qua đây, đi từ trong trường ra đều phải qua các đoạn hố nước được bắc qua bằng cầu gỗ, những ngày khô ráo không sao, những ngày mưa ngập thì không biết các cháu đi kiểu gì. Tôi đã từng nhiều lần kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri nhưng đến nay vẫn chưa được ai chú ý", ông Hiểu cho biết.
Người dân mong muốn chính quyền và đơn vị thi công quan tâm hơn nữa, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân trong quá trình triển khai thi công.