Theo dân gian ông Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Đền đông khách quanh năm nhưng đông nhất vào mỗi dịp đầu năm.Sau Tết Nguyên đán dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng đã không còn căng thẳng như trước vì gần như nước ta đã tạo được miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, đền quan Hoàng Mười càng thêm đông người đến kính lễ.Dọc đường vào ngôi đền có rất nhiều quán hàng bán đồ lễ, hương vàng, hoa quả, xôi gà và dịch vụ viết sớ phục vụ du khách.Các quầy hàng phục vụ đủ các nhu cầu của người đến lễ.Những bao bạc thỏi, vàng mã chất dọc đường vào, cạnh các ki ốt chờ phục vụ khách thập phương.Để thuận tiện cho người đi lễ, chủ các ki ốt sắp sẵn các mâm lễ để bán đủ "combo".Đền Chợ Củi được truyền tụng rất linh thiêng từ xưa nay nên ngày nào cũng có đông du khách thập phương đến dâng lễ, cầu may.Nhiều người cũng bỏ ra từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng để mua các mâm lễ trong đó không thể thiếu là những chú ngựa làm từ tre và giấy để cúng tiến.Những chú ngựa đầy màu sắc vàng đỏ được các du khách mua rồi bê lên khu vực đền để dâng lễ.Tham khảo tại các ki ốt, người bán cho biết ngựa giấy có nhiều loại, loại bé từ 250 nghìn đồng đến hơn 400 nghìn. Còn loại ngựa to như người thật thì từ 450 nghìn đồng trở lên. Giá thành còn tùy theo yêu cầu của người mua.Ngoài ngựa, du khách còn chọn mua thuyền rồng giấy.Theo người dân, Đức Quan Hoàng Mười là tướng trận giỏi, do vậy người dân hóa ngựa để ông cùng quân lính củng cố binh lực, đánh giặc ngoại xâm. Còn thuyền để di chuyển qua sông. Vì vậy, người đi lễ sắm thêm ngựa giấy và thuyền mang vào đền làm lễ cầu bình an, tài tộc đầu năm.Ngựa giấy có nhiều kích thước, con bé cao từ 50 cm đến 1m. Thậm chí có con lớn cao hơn 2m tùy thuộc vào yêu cầu của du khách.Các con ngựa giấy được trang trí cầu kỳ và bắt mắt. Dù giá tiền không hề nhỏ nhưng rất đông người vẫn mua ngựa giấy để làm đồ lễ. Ngựa giấy sau khi mua sẽ được đưa đến tiền sảnh của đền để làm lễ.Đi khắp đền Chợ Củi đâu đâu cũng thấy ngựa giấy được bày lễ.Sau khi hành lễ xong, những mâm lễ vàng mã, ngựa giấy, thuyền rồng đều được hóa vàng.Ông Nguyễn Long Thiên, Trưởng ban quản lý đền Chợ Củi cho biết, mặc dù ban quản lý đã khuyến cáo người đi lễ không nên đốt ngựa giấy, vì nó ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên tín ngưỡng và nhu cầu của du khách nên việc cấm hẳn thì rất khó.Để thuận tiện ban quản lý đã xây dựng lò hóa vàng mã được đặt ở phía tây của đền chợ Củi. Làm lễ xong, người dân sẽ đưa ngựa giấy đến để đốt.
Theo dân gian ông Hoàng Mười là vị thánh chuyên ban lộc cho phát về công danh sự nghiệp. Đền đông khách quanh năm nhưng đông nhất vào mỗi dịp đầu năm.
Sau Tết Nguyên đán dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng đã không còn căng thẳng như trước vì gần như nước ta đã tạo được miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, đền quan Hoàng Mười càng thêm đông người đến kính lễ.
Dọc đường vào ngôi đền có rất nhiều quán hàng bán đồ lễ, hương vàng, hoa quả, xôi gà và dịch vụ viết sớ phục vụ du khách.
Các quầy hàng phục vụ đủ các nhu cầu của người đến lễ.
Những bao bạc thỏi, vàng mã chất dọc đường vào, cạnh các ki ốt chờ phục vụ khách thập phương.
Để thuận tiện cho người đi lễ, chủ các ki ốt sắp sẵn các mâm lễ để bán đủ "combo".
Đền Chợ Củi được truyền tụng rất linh thiêng từ xưa nay nên ngày nào cũng có đông du khách thập phương đến dâng lễ, cầu may.
Nhiều người cũng bỏ ra từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng để mua các mâm lễ trong đó không thể thiếu là những chú ngựa làm từ tre và giấy để cúng tiến.
Những chú ngựa đầy màu sắc vàng đỏ được các du khách mua rồi bê lên khu vực đền để dâng lễ.
Tham khảo tại các ki ốt, người bán cho biết ngựa giấy có nhiều loại, loại bé từ 250 nghìn đồng đến hơn 400 nghìn. Còn loại ngựa to như người thật thì từ 450 nghìn đồng trở lên. Giá thành còn tùy theo yêu cầu của người mua.
Ngoài ngựa, du khách còn chọn mua thuyền rồng giấy.
Theo người dân, Đức Quan Hoàng Mười là tướng trận giỏi, do vậy người dân hóa ngựa để ông cùng quân lính củng cố binh lực, đánh giặc ngoại xâm. Còn thuyền để di chuyển qua sông. Vì vậy, người đi lễ sắm thêm ngựa giấy và thuyền mang vào đền làm lễ cầu bình an, tài tộc đầu năm.
Ngựa giấy có nhiều kích thước, con bé cao từ 50 cm đến 1m. Thậm chí có con lớn cao hơn 2m tùy thuộc vào yêu cầu của du khách.
Các con ngựa giấy được trang trí cầu kỳ và bắt mắt. Dù giá tiền không hề nhỏ nhưng rất đông người vẫn mua ngựa giấy để làm đồ lễ. Ngựa giấy sau khi mua sẽ được đưa đến tiền sảnh của đền để làm lễ.
Đi khắp đền Chợ Củi đâu đâu cũng thấy ngựa giấy được bày lễ.
Sau khi hành lễ xong, những mâm lễ vàng mã, ngựa giấy, thuyền rồng đều được hóa vàng.
Ông Nguyễn Long Thiên, Trưởng ban quản lý đền Chợ Củi cho biết, mặc dù ban quản lý đã khuyến cáo người đi lễ không nên đốt ngựa giấy, vì nó ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên tín ngưỡng và nhu cầu của du khách nên việc cấm hẳn thì rất khó.
Để thuận tiện ban quản lý đã xây dựng lò hóa vàng mã được đặt ở phía tây của đền chợ Củi. Làm lễ xong, người dân sẽ đưa ngựa giấy đến để đốt.