Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, hiện tại tổng đàn chó, mèo của thành phố vào khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước sau Nghệ An. Từ năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì bệnh dại và bị chó cắn...Nhằm mục tiêu hướng tới thủ đô không còn bệnh dại trong giai đoạn 2022-2030, mới đây UBND Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030, trong đó giao 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, nhằm phòng chống bệnh dại trên người và vật nuôi.Kế hoạch này yêu cầu người dân khai báo việc nuôi chó mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt trong khuôn viên gia đình; bắt buộc rọ mõm, đeo xích khi đưa thú nuôi ra không gian công cộng; tiêm vaccine phòng dại định kỳ.Bên cạnh đó, người nuôi chó mèo chịu chi phí nuôi dưỡng, tiêu hủy khi vật nuôi bị bắt và phải bồi thường, chịu trách nhiệm nếu vật nuôi làm hại đến người khác.Kế hoạch cũng yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn lập sổ quản lý, thống kê số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; cập nhật tình trạng tiêm chủng của vật nuôi tối thiểu 2 lần/năm. Mỗi xã, phường bố trí khu vực nuôi nhốt, xử phạt chủ nuôi vi phạm quy định.Sau 48h từ lúc có thông báo về động vật thả rông bị bắt, nếu không có chủ nuôi đến nhận, UBND cấp xã quyết định biện pháp xử lý.
UBND Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030 là quản lý trên 90% số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên 90%; 100% quận, huyện, thị xã có điểm tiêm vaccine và huyết thanh phòng dại cho người; phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại.Trước đó, từ cuối năm 2018, Thanh Xuân là quận đầu tiên ở Hà Nội lập đội săn bắt chó thả rông nhằm phòng chống bệnh dại. Đến cuối năm 2019, quận Ba Đình và nhiều quận khác bắt đầu triển khai mô hình này.Theo ghi nhận của phóng viên trong chiều tối 13/4, mặc dù đã có Nghị định 90/2017 nhưng tại các công viên lớn nhỏ của Thủ đô Hà Nội như: Thống Nhất, Lê Nin, Cầu Giấy,...có rất nhiều loại chó không được rọ mõm, vô tư được thả rông.Nhiều chú chó to lớn không hề được rọ mõm, tung tăng trong công viên Thống Nhất......không hề có xích giữ hay dắt từ người chủ.Chó nuôi "thản nhiên" đi dạo trong công viên và tiếp xúc gần với người lạ.Chó thả rông trong công viên có đủ loại từ chó ta...... đến chó cảnh.Không khó để bắt gặp tình trạng chó thả rông, không rọ mõm chạy nhảy trong công viên cùng với người dân.Số ít được xích giữ và dắt từ người chủ thì lại không có rọ mõm...Nhiều chú chó có hình dáng dữ dằn khiến nhiều trẻ nhỏ không khỏi hoảng sợ khi đến gần.Theo Nghị định 90/2017, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. (Ảnh: Nhiều chú chó có vẻ ngoài hung dữ được thả rông tại Hồ Ba Mẫu).Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Chó thả rông không rọ mõm lang thang khắp phố phường Hà Nội. (Nguồn: THVL).
Theo số liệu của UBND TP Hà Nội, hiện tại tổng đàn chó, mèo của thành phố vào khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước sau Nghệ An. Từ năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì bệnh dại và bị chó cắn...
Nhằm mục tiêu hướng tới thủ đô không còn bệnh dại trong giai đoạn 2022-2030, mới đây UBND Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030, trong đó giao 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, nhằm phòng chống bệnh dại trên người và vật nuôi.
Kế hoạch này yêu cầu người dân khai báo việc nuôi chó mèo với UBND cấp xã; cam kết xích, nhốt trong khuôn viên gia đình; bắt buộc rọ mõm, đeo xích khi đưa thú nuôi ra không gian công cộng; tiêm vaccine phòng dại định kỳ.
Bên cạnh đó, người nuôi chó mèo chịu chi phí nuôi dưỡng, tiêu hủy khi vật nuôi bị bắt và phải bồi thường, chịu trách nhiệm nếu vật nuôi làm hại đến người khác.
Kế hoạch cũng yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn lập sổ quản lý, thống kê số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; cập nhật tình trạng tiêm chủng của vật nuôi tối thiểu 2 lần/năm. Mỗi xã, phường bố trí khu vực nuôi nhốt, xử phạt chủ nuôi vi phạm quy định.
Sau 48h từ lúc có thông báo về động vật thả rông bị bắt, nếu không có chủ nuôi đến nhận, UBND cấp xã quyết định biện pháp xử lý.
UBND Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn 2022-2030 là quản lý trên 90% số hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn; tỷ lệ tiêm vaccine phòng dại trên 90%; 100% quận, huyện, thị xã có điểm tiêm vaccine và huyết thanh phòng dại cho người; phấn đấu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại.
Trước đó, từ cuối năm 2018, Thanh Xuân là quận đầu tiên ở Hà Nội lập đội săn bắt chó thả rông nhằm phòng chống bệnh dại. Đến cuối năm 2019, quận Ba Đình và nhiều quận khác bắt đầu triển khai mô hình này.
Theo ghi nhận của phóng viên trong chiều tối 13/4, mặc dù đã có Nghị định 90/2017 nhưng tại các công viên lớn nhỏ của Thủ đô Hà Nội như: Thống Nhất, Lê Nin, Cầu Giấy,...có rất nhiều loại chó không được rọ mõm, vô tư được thả rông.
Nhiều chú chó to lớn không hề được rọ mõm, tung tăng trong công viên Thống Nhất...
...không hề có xích giữ hay dắt từ người chủ.
Chó nuôi "thản nhiên" đi dạo trong công viên và tiếp xúc gần với người lạ.
Chó thả rông trong công viên có đủ loại từ chó ta...
... đến chó cảnh.
Không khó để bắt gặp tình trạng chó thả rông, không rọ mõm chạy nhảy trong công viên cùng với người dân.
Số ít được xích giữ và dắt từ người chủ thì lại không có rọ mõm...
Nhiều chú chó có hình dáng dữ dằn khiến nhiều trẻ nhỏ không khỏi hoảng sợ khi đến gần.
Theo Nghị định 90/2017, hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng. (Ảnh: Nhiều chú chó có vẻ ngoài hung dữ được thả rông tại Hồ Ba Mẫu).
Trường hợp chủ nuôi không tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo cũng chịu mức phạt tương tự như trên.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Chó thả rông không rọ mõm lang thang khắp phố phường Hà Nội. (Nguồn: THVL).