Sau sự cố đàn chó ở Hưng Yên cắn chết bé trai 7 tuổi khiến nhiều người lo lắng bởi họ cũng có thể trở thành nạn nhân bất cứ khi nào nếu chủ nuôi không ý thức được việc nuôi chó dữ, chó không đeo rọ mõm khi đưa chúng ra ngoài đường...Hình ảnh chó nằm trên vỉa hè nơi nhiều người đi bộ qua lại xuất hiện ở bất cứ đâu, không chỉ riêng Hà Nội. Hình ảnh chụp trên đường Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm.Chó sủa và bám lấy người nào đó thông thường là do mừng rỡ hoặc dữ. Nhiều chủ còn cho chúng nô đùa bằng cách để chó ngoạm vào tay mìnhMột chú chó tuy đã được xích vào cột nhưng khi thấy người lạ đi qua nó liền sủa ầm ĩ. Theo Nghị định của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật quy định, chủ nuôi chó phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; phải xích, nhốt hoặc giữ chó đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.Theo quy định, ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm chó và có người dắt.Chú chó này bất thình lình chạy qua đường, dễ gây giật mình và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.Khi chó được thả ở ngoài đường không rọ mõm thế này khiến nhiều người không biết ai là chủ của nó. Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội), để chó mình nuôi cắn chết người, chủ con vật có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội, chủ vật nuôi đó sẽ bị truy tố trước pháp luật.Những con chó được thả tự do ngay tại trạm xe buýt gần ĐH Công Nghiệp. Nơi đây rất nhiều người qua lại, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.Chó ở các nhà hàng thường trông hiền lành, không sủa khi thấy khách nhưng vẫn làm nhiều người e dè khi bước vào quán ăn.Chủ nhà để cho chó của mình vô tư ngủ ngay trên bậc thềm quán phở...Chó canh cửa nhà, hễ có người bước vào là đứng dậy sủa. Luật sư Cường cho rằng, người chủ nuôi chó không quản lý vật nuôi, thả rông chó ra đường mà không rọ mõm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.Chó thả rông ở các vùng ngoại thành, miền quê còn nhiều hơn so với ở nội đô. Theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 12 năm.
Sau sự cố đàn chó ở Hưng Yên cắn chết bé trai 7 tuổi khiến nhiều người lo lắng bởi họ cũng có thể trở thành nạn nhân bất cứ khi nào nếu chủ nuôi không ý thức được việc nuôi chó dữ, chó không đeo rọ mõm khi đưa chúng ra ngoài đường...
Hình ảnh chó nằm trên vỉa hè nơi nhiều người đi bộ qua lại xuất hiện ở bất cứ đâu, không chỉ riêng Hà Nội. Hình ảnh chụp trên đường Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm.
Chó sủa và bám lấy người nào đó thông thường là do mừng rỡ hoặc dữ. Nhiều chủ còn cho chúng nô đùa bằng cách để chó ngoạm vào tay mình
Một chú chó tuy đã được xích vào cột nhưng khi thấy người lạ đi qua nó liền sủa ầm ĩ. Theo Nghị định của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật quy định, chủ nuôi chó phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; phải xích, nhốt hoặc giữ chó đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.
Theo quy định, ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm chó và có người dắt.
Chú chó này bất thình lình chạy qua đường, dễ gây giật mình và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Khi chó được thả ở ngoài đường không rọ mõm thế này khiến nhiều người không biết ai là chủ của nó. Theo luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội), để chó mình nuôi cắn chết người, chủ con vật có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội, chủ vật nuôi đó sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Những con chó được thả tự do ngay tại trạm xe buýt gần ĐH Công Nghiệp. Nơi đây rất nhiều người qua lại, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Chó ở các nhà hàng thường trông hiền lành, không sủa khi thấy khách nhưng vẫn làm nhiều người e dè khi bước vào quán ăn.
Chủ nhà để cho chó của mình vô tư ngủ ngay trên bậc thềm quán phở...
Chó canh cửa nhà, hễ có người bước vào là đứng dậy sủa. Luật sư Cường cho rằng, người chủ nuôi chó không quản lý vật nuôi, thả rông chó ra đường mà không rọ mõm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người. Tội phạm và hình phạt quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.
Chó thả rông ở các vùng ngoại thành, miền quê còn nhiều hơn so với ở nội đô. Theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015, người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 12 năm.