Quận Gò Vấp (TP. HCM) là nơi tiếp giáp với đường băng Tân Sơn Nhất. Máy bay khi đến gần khu vực này phải hạ độ cao để xuống bãi đáp.Trong đó, khu vực đường Dương Quảng Hàm, Phan Văn Trị, Lê Đức Thọ, đường số 12, 17, 20... là những nơi người dân trực tiếp chứng kiến tàu bay tiến sát mái nhà mỗi ngày.Khoảng cách từ phường 5, quận Gò Vấp đến sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khoảng 2 km đường chim bay. Vì vậy, trên đường hạ cánh ngang khu vực này, máy bay giảm độ cao chỉ còn vài trăm mét.Chính vì ở khoảng cách rất gần nên đôi lúc, người ta có cảm tưởng máy bay có thể chạm vào những ngôi nhà cao tầng bất cứ nào.Ngoài ra, khi bay ngang, âm thanh phát ra từ những cỗ máy khổng lồ này cũng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Ông Nguyễn Thành Nghị, ngụ tại đường số 17 (Q. Gò Vấp) chia sẻ: "Cứ khoảng 5 phút lại nghe máy bay rú ngang đầu một lần, nhiều lúc đang ngủ mà tôi giật mình, cứ tưởng trời sập".Những ngôi nhà cao tầng ở khu vực này sân thượng thường được thiết kế kín và không lợp mái ngói vì lo sợ tốc mái.Mỗi ngày, sân bay Tân Sơn Nhất đón từ 300 - 400 chuyến bay nội địa, quốc tế. Riêng những lúc cao điểm như dịp lễ, Tết, lưu lượng các chuyến bay có thể tăng đến hơn 800 chuyến/ngày.Do lưu lượng lớn cứ khoảng 5-10 phút, người dân ở đây lại thấy một chiếc máy bay vù qua trên đầu mình. Và việc này diễn ra hàng giờ, hàng ngày trong suốt nhiều năm qua.Không những thế, do tình trạng quá tải, không đủ bãi đáp, bãi đỗ, đường lăn của Tân Sơn Nhất, nhiều lúc, máy bay phải bay lòng vòng trên trời để chờ đáp, gây ra tình trạng "ùn ứ" ngay trên trời xung quanh khu vực này.Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trong bối cảnh lưu lượng hành khách vào năm 2016 đã đạt hơn 32 triệu người (vượt 28% so với quy hoạch 2020) và sẽ ngày càng tăng nhiều hơn.Theo ghi nhận, năm 2013, một ngôi nhà tại đường 20 (quận Gò Vấp) đã bị tốc mái và chủ nhà cho rằng nguyên nhân là máy bay hạ cánh, tạo gió lớn.Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra khó chịu với âm thanh do máy bay phát ra. Bà Phạm Ngọc Lan, ngụ tại đường Phạm Huy Thông cho biết: "Chiều chiều ra đây đi bộ, thấy máy bay bay ngang đầu cũng vui. Sống đâu quen đó, ở đây riết nghe tiếng này riết tôi cũng quen rồi".
Quận Gò Vấp (TP. HCM) là nơi tiếp giáp với đường băng Tân Sơn Nhất. Máy bay khi đến gần khu vực này phải hạ độ cao để xuống bãi đáp.
Trong đó, khu vực đường Dương Quảng Hàm, Phan Văn Trị, Lê Đức Thọ, đường số 12, 17, 20... là những nơi người dân trực tiếp chứng kiến tàu bay tiến sát mái nhà mỗi ngày.
Khoảng cách từ phường 5, quận Gò Vấp đến sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khoảng 2 km đường chim bay. Vì vậy, trên đường hạ cánh ngang khu vực này, máy bay giảm độ cao chỉ còn vài trăm mét.
Chính vì ở khoảng cách rất gần nên đôi lúc, người ta có cảm tưởng máy bay có thể chạm vào những ngôi nhà cao tầng bất cứ nào.
Ngoài ra, khi bay ngang, âm thanh phát ra từ những cỗ máy khổng lồ này cũng rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Ông Nguyễn Thành Nghị, ngụ tại đường số 17 (Q. Gò Vấp) chia sẻ: "Cứ khoảng 5 phút lại nghe máy bay rú ngang đầu một lần, nhiều lúc đang ngủ mà tôi giật mình, cứ tưởng trời sập".
Những ngôi nhà cao tầng ở khu vực này sân thượng thường được thiết kế kín và không lợp mái ngói vì lo sợ tốc mái.
Mỗi ngày, sân bay Tân Sơn Nhất đón từ 300 - 400 chuyến bay nội địa, quốc tế. Riêng những lúc cao điểm như dịp lễ, Tết, lưu lượng các chuyến bay có thể tăng đến hơn 800 chuyến/ngày.
Do lưu lượng lớn cứ khoảng 5-10 phút, người dân ở đây lại thấy một chiếc máy bay vù qua trên đầu mình. Và việc này diễn ra hàng giờ, hàng ngày trong suốt nhiều năm qua.
Không những thế, do tình trạng quá tải, không đủ bãi đáp, bãi đỗ, đường lăn của Tân Sơn Nhất, nhiều lúc, máy bay phải bay lòng vòng trên trời để chờ đáp, gây ra tình trạng "ùn ứ" ngay trên trời xung quanh khu vực này.
Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết phải mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trong bối cảnh lưu lượng hành khách vào năm 2016 đã đạt hơn 32 triệu người (vượt 28% so với quy hoạch 2020) và sẽ ngày càng tăng nhiều hơn.
Theo ghi nhận, năm 2013, một ngôi nhà tại đường 20 (quận Gò Vấp) đã bị tốc mái và chủ nhà cho rằng nguyên nhân là máy bay hạ cánh, tạo gió lớn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tỏ ra khó chịu với âm thanh do máy bay phát ra. Bà Phạm Ngọc Lan, ngụ tại đường Phạm Huy Thông cho biết: "Chiều chiều ra đây đi bộ, thấy máy bay bay ngang đầu cũng vui. Sống đâu quen đó, ở đây riết nghe tiếng này riết tôi cũng quen rồi".